Mở đầu buổi pháp thoại Thầy nói, nhìn về hiện tượng thì các lĩnh vực của cuộc sống như giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội, chính trị, tôn giáo,.. chia ra nhiều mảng, ai tham gia mảng nào thì bước vào lĩnh vực đó. Nhưng nhìn sâu vào cuộc sống đều có chung một nền tảng đầu tiên là môi trường giáo dục.
Trí dục là cái
đầu tiền để cho con người có được kiến thức vào đời. Kiến thức, hiểu biết giúp
phát triển các lĩnh vực trong đời sống của xã hội. Nghề nghiệp không nói lên
đẳng cấp thấp cao mà kiến thức, hiểu biết, tư cách mới thẩm định
được giá trị của con người cũng như những cái con người tạo ra.
Ngày xưa, những
công việc chăn bò, hốt rác, làm đất chỉ dành cho những thành phần thấp kém
nhưng bây giờ không thiếu những tỉ phú từ đống rác đi lên.
Vậy nên,
kiến thức tạo nên cuộc sống xã hội phồn vinh.
Nhưng trí dục
chưa đủ. Nếu có trí mà không có đức đó là cái trí điêu ngoa, mưu xảo, toan tính dễ làm rối loạn xã hội. Cho nên trí phải đi với đức.
Yếu tố thứ hai
đó là đức dục. Đức dục là sự huấn luyện, dạy dỗ con người ta sống có đạo đức
nhằm thiết lập trật tự xã hội phải trái, đúng sai, trên dưới ...
Cũng đôi khi người ta chỉ mượn hai chữ đạo đức để trang điểm cái bên ngoài. Vậy nên để thiết lập sự vững chãi chúng ta cần yếu tố thứ ba là đạo dục. Đạo thiết lập ngay bên trong tâm của con người.
Xã hội bây giờ,
phải trái khó phân, thiện ác khó lường, thấy vậy mà không phải vậy cho nên cần
có đạo. Chính đạo nhắc nhở ta nhân quả, nghiệp báo, luân hồi ... để
ý thức mà sống nhờ vậy ít gây ra lỗi lầm.
Năm giới quí báu
là năm nguyên tắc đạo đức:
1-
Không được sát hại sinh mạng chúng sinh
2-
Không được lấy của không cho
3-
Không được sống tà hạnh
4-
Không được sống dối trá
5-
Không sử dụng rượu bia và những chất gây nghiện
Năm nguyên tắc
đạo đức này vừa có đức và vừa có đạo bên trong. Nếu ta biết vận dụng sẽ mang
lại đời sống tốt đẹp cho bản thân, gia đình và xã hội. Trong tâm có đạo
nên khởi tâm là tâm thiện, khởi việc là việc lành. Nó xuất phát ngay
trong tâm của mình.
Khi có trí, có
đức thì sẽ nhẫn nhục, chịu đựng nhưng mà trong lòng vẫn còn tiềm ẩn cái sân,
cái đức chỉ phủ ra một lớp vẫn chưa vững chãi được trong lòng.
Khi mà có thêm chữ đạo thì mình biết lời nói kia bắt đầu từ sân nên ta đem tâm thương yêu để đối xử, ta hãy nở một nụ cười để không để ngọn lửa sân thiêu đốt lấy mình. Nếu nụ cười đủ lớn, đủ mát mẻ sẻ dịu bớt ngọn lửa sân kia.
Người đệ tử Phật
phải học hạnh thanh lương, mát mẻ đừng đem chuyện thắng thua của thế gian để mà
đối xử với nhau.
Người Phật tử
phải biết mở rộng trái tim ra, không chỉ thương yêu trong dòng họ, gia đình mà
phải biết thương người thương mình, thương người không thương mình và thương
cả người ghét mình.
Thầy cũng nhấn mạnh các Phật tử sau khi nghe pháp, học pháp cần phải có pháp hành để khi gặp
những chướng duyên, nghịch cảnh chính là pháp để ứng dụng và vượt qua cho lòng
mình nhẹ nhõm.
Mình giúp
cho ai đó chính là mở rộng tâm từ bi của chính mình. Khi giúp ai đó mình được
mọi người ngưỡng mộ, yêu quý, tôn trọng dù cho mình không mong cầu điều đó và
đồng thời gieo trồng hạt giống tốt cho chính mình.
Vậy nên tất cả những việc ta làm nó quay về với chính ta. Quả đến với chúng ta tỉ lệ thuận với tâm của mình rộng hay hẹp, lớn hay nhỏ.
Nhờ có đạo mình
mở rộng tâm từ, tâm bi và có cuộc sống bình yên. Từ đó hương giới đức toát ra
bên ngoài. Khi nhìn sâu vào Đạo dục ta sẽ thấy có ba lớp:
Lớp thứ nhất xây
dựng nhân cách lối sống hoàn thiện.
Lớp thứ hai giúp
cho mình biết được làm việc thiện có hoa trái thiện.
Và đích cuối
cùng của chữ đạo đích thực là trở về với chính mình thấy được mình, thắp sáng
ngọn đèn tỉnh thức thì màn vô minh đen tối sẽ tiêu dần, khoảnh khắc đó bồ đề,
niết bàn đang có mặt ở trong mình.
Tin, ảnh: Trung Nhuận
Tin Tức Liên Quan
- Lắng đọng lễ thắp nến hướng về đồng bào miền Trung ( 4/11/2020 3:48)
- An vị tôn tượng Bồ tát Quán Thế Âm cao 28m tại tu viện Khánh An - Đồng Nai ( 3/11/2020 8:30)
- Ban Văn hoá Giáo hội PG TP.HCM và Ban Trị sự Giáo hội PG Q. 12 họp chuẩn bị kế hoạch tổ chức chuyến từ thiện miền Trung (30/10/2020 9:01)
- Thông báo (thay Thư mời) Lễ an vị tôn tượng Bồ tát Quán Thế Âm (28/10/2020 5:05)
- Pháp thoại Giữ giới là giữ tâm tại chùa Hòa Khánh (18/10/2020 4:23)
- Ban Văn hóa GHPGVN TP.HCM thăm Ban Trị sự Phật giáo Gia Lai và một số chùa (21/09/2020 3:33)
- TP. Hồ Chí Minh: Lễ trao giải cuộc thi: “Nguyện làm con thảo” ( 1/09/2020 10:20)
- Tp.HCM: Ban Văn hoá PGTP tổng kết và trao giải cuộc thi “Nguyện làm con thảo” ( 1/09/2020 9:35)
- TP.HCM: Ban Tổ chức cuộc thi “Nguyện Làm Con Thảo” họp chuẩn bị cho Lễ tổng kết trao giải (20/08/2020 6:14)
- TP.HCM: Ban Văn hoá Phật giáo thành phố họp sơ kết 6 tháng đầu năm và kế hoạch cuộc thi: “Nguyện làm con thảo”. (26/07/2020 2:16)