Giờ Tham Vấn Trong Khoá Tu “Sống Tỉnh Thức 28”

23/07/2018 4:21
Chiều ngày 22/07/2018, trong giờ pháp đàm, Thầy Viện chủ có buổi chia sẻ đến toàn thể hội chúng khóa tu “Sống Tỉnh Thức” và “Có Mặt Cho Nhau”.

752F4DCD 386D 4ED8 AA72 7D68AD32967D9BF3F468 9948 4F3E 9521 84A1F89B9466

Bàn về bốn loại thức ăn Thầy cho biết: “Món ăn đưa vào miệng gọi là đoàn thực. Đó là hình thức ăn thô, ăn bằng hạt, bánh, sữa, v.v. Trong đoàn thực có bốn yếu tố cân bằng dưỡng chất nuôi dưỡng thân bao gồm: protein, lipit, glucid và vitamin. Bốn dưỡng tố này dùng để nuôi tấm thân được cấu thành từ: địa, thủy, hỏa, phong. Bốn yếu tố này phải cân bằng nhau, nếu không sức khỏe ta sẽ có vấn đề, như tổ Qui Sơn nói: “Tuy nãi tứ đại phù trì thường tương vi bối”, nghĩa là tuy ta được tứ đại hộ trì nhưng chúng cũng thường hay chống đối nhau. Ăn là để nuôi thân và cách ăn thông thường là chỉ biết đưa vào miệng. Nhưng ở cấp độ cao hơn “ăn là văn hóa thưởng thức”, tức là không chỉ bằng miệng, bằng lưỡi mà còn qua mắt, tai, mũi, ...Sự tiếp xúc đó ta gọi là xúc thực. Một hình thức ăn khác đó là tư niệm thực. Niệm là nhớ nghĩ, tư là tư duy, tư duy những quá khứ đã qua. Và cuối cùng là thức thực. Thức thực là sự so sánh phân biệt, nhận diện để hiểu biết. Ngoài ra thức thực là kho chứa dữ liệu mà ta đã đưa từ bên ngoài vào trong tâm.

Do đó, muốn ăn cho sâu sắc, ý nghĩa, Phật dạy phải ăn trong “chánh niệm”, khi ăn biết mình đang ăn. Tất cả các hoạt động, nói năng, cười, đi, đứng...điều biết rõ, đó chính là chúng ta đang sống có chánh niệm. Sống chánh niệm cho chúng ta hiểu được ý nghĩa, giá trị thực của cuộc sống.

1D4219D4 B508 44BC B193 56A2FACBF3D1867DBFE4 AA85 42DE A63F EEDBA1F55218

Người tu cần nên ăn chay để nuôi dưỡng lòng từ bi. Ăn chay là ăn thuần túy thực vật, không có bóng dáng của động vật. Mục đích người tu ăn là để nuôi thân, để tu tập trong giáo pháp của chư Phật, nuôi dưỡng chí nguyện thành đạo để báo ân ba cõi bốn loài.”

Cũng trong thời pháp đàm Thầy đã trả lời một số câu hỏi cho hành giả tham gia khóa tu.

Tâm con thường hay sợ hãi lo âu, khi đến những chỗ có nguồn năng lượng không tốt thường đem lại cảm giác bất an. Xin thầy chỉ cho con phương pháp làm sau để chuyển hóa những tâm hành xấu và chế tác được nguồn năng lượng an lành?

A1889568 3464 4487 81A9 80FF576FE0F4

Chuyển hóa là quá trình thay đổi, nếu chúng ta biết tu tập chuyển hóa xấu thành tốt, dở thành hay... dần dần cuộc sống của chúng ta sẽ chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Trong đạo Phật không có thuật ngữ loại trừ, đối kháng hay tiêu diệt mà chỉ có chuyển hóa, nếu biết chuyển hóa cái xấu sẽ trở thành cái tốt. Ngoài thuật ngữ chuyển hóa, chế tác còn có một thuật ngữ là nuôi dưỡng. Quá trình chuyển hóa sự sợ hãi lo âu, phiền giận đó là chúng ta đang chế tác và nuôi dưỡng nguồn năng lượng thánh thiện, an lành. Trong tất cả sự giáo dục con người, chuyển hóa là yếu tố quan trọng nhất. Mỗi ngày ta mỉm cười, ta hoan hỷ là ta biết chăm sóc bản thân, gia đình và làm cho cuộc sống của mình ngày càng tốt đẹp hơn.

Bạch Thầy tu tâm như thế nào và công đức và phước đức nên phân biệt ra sao?

Làm Phật, làm tổ cũng từ tâm này hay mang lông đội sừng cũng chính ở cái tâm này. Chúng ta không thể nói nó nó ở đâu, tự thể của tâm là trong sáng. Chúng ta chỉ biết khi nó biểu hiện qua sáu căn của mình, biểu hiện qua mắt ta gọi là nhãn thức, qua tai thì gọi nhĩ thức....Trong duy thức học nói đến tám thức, hệ thống tám thức phản ánh tâm thức của chúng ta.

Phước đức là sự tạo tác nhân hữu lậu tạo ra quả hữu lậu. Công đức là sự tạo tác để gạn lọc tâm, để tâm trở nên thanh tịnh, sáng ngời, đạt được an lạc giải thoát. Phước đức hay công đức đều khởi từ tâm, nhưng khác nhau ở chỗ ta rẽ theo hướng nào, hữu lậu hay vô lậu mà sinh ra hai thuật ngữ công đức và phước đức.

Trung Nhã, Trung Pháp 

 A92B47DF 0FF5 43C3 B8F6 16F18F7975EA92533933 6A4D 46DE 9D19 BB89EB69281CA51CD2D0 A9D2 4710 A675 C64C9642A4C530B2ED52 E029 4603 A832 93CA32713437

Tin Tức Liên Quan