Khóa tu “Sống Tỉnh Thức” lần thứ 30 với pháp thoại: “Làm chủ hay làm khách”

24/09/2018 1:39
Sáng 23/9/2018 (nhằm 14/08/ Mậu Tuất) trong buổi pháp thoại của khoá tu “Sống Tỉnh Thức” lần thứ 30, Thượng toạ Thích Bửu Chánh, Tiến sĩ Phật học, Phó Viện trưởng Học viện PGVN tại TP.HCM, Phó Ban Hoằng pháp Trung ương đã quang lâm Pháp đường Chánh niệm chia sẻ với các hành giả của khoá tu thời Pháp với chủ đề: “Làm chủ hay làm khách”. Pháp thoại dí dỏm, hài hước nhưng cũng không kém phần sâu sắc và đầy triết lý nhân văn.

Với câu hỏi đặt ra, Thầy đã giải thích, nếu chúng ta nhận thức rõ việc làm chủ hay làm khách theo đúng quan điểm của Phật giáo thì ta sẽ được an lạc, hạnh phúc và vui tươi, nhưng ngược lại nếu làm chủ và làm khách theo thế gian thì chính ta sẽ bị dính mắc và đau khổ.

B53FDF8B 552C 4CA6 A2D8 F7C995B33494

67A54F71 3ECB 4AD3 B0A1 3A207576342B

Ta là khách trọ giữa trần
Trăm năm tạm trú một lần rồi đi.
Với số kiếp con người mong manh, không ai có thể dự đoán được tuổi trời và cũng không ai có thể sống mãi mãi trăm năm, nhận thức được như vậy thì mỗi người chúng ta hãy tự làm chủ bản thân, phải tự xem mình lúc nào cũng là khách giữa chốn trần gian hư ảo này thì ta sẽ được tự do, không bị ràng buộc. Khi ấy ta sẽ bắt đầu đặt những bước chân chập chững rong chơi trên cõi tịnh. Làm khách còn mang ý nghĩa sâu xa là tâm không bị dính mắc vào con người, vật chất, chức vụ hay địa vị. Nếu nghĩ mình lúc nào cũng làm khách thì ta sẽ được giải thoát ngay trong hiện tại.
Ta cứ tưởng trần gian là cõi thật
Thế cho nên tất bật đến bây giờ
Ta cứ ngỡ xuống trần chỉ một chốc
Nào ngờ đâu ở mãi đến hôm nay
Con người đến với cuộc đời này vốn dĩ là chỉ dạo chơi trong chốc lát là sẽ trở về với cát bụi nhưng vì do vô minh che lấp nên họ luôn cho rằng chính họ làm chủ cuộc đời, làm chủ mạng sống nên cứ nắm giữ mãi không buông xuống, có lẽ điều đó cũng sẽ làm cho họ hạnh phúc nhưng đó có là hạnh phúc thật sự, hạnh phúc vĩnh cửu không? Cho nên khi tâm có suy nghĩ là làm khách thì lúc ấy ta đã từ bỏ được và liền đạt được hạnh phúc chân thật. Thiền sư Ajahn Chah đã từng dạy rằng: “Từ bỏ ít, bình an ít; từ bỏ nhiều, bình an nhiều; từ bỏ hoàn toàn, bình an hoàn toàn”.
Có bao giờ bạn nghĩ cuộc đời này chỉ tạm bợ mà thôi. Bạn và tôi giàu sang hay nghèo khổ, khi trở về cát bụi cũng trắng tay.

5889D66B 758D 4564 9311 53EB703F48ABD18939D6 C729 4196 B81C 22E3A4593465
Dù cho ta có thật nhiều tiền, sống giàu sang, phú quý như một ông hoàng hay chỉ là kẻ ăn xin trắng tay phải dầm sương dãi nắng kiếm từng bạc lẻ thì cái mẫu số chung cuối cùng của cuộc đời cũng chỉ là một hạt bụi, hạt cát nhỏ bé giữa cái sa mạc bao la, rộng lớn của cuộc đời này. Trong Kinh Vô Ngã Tướng, Đức Phật cũng từng dạy các đệ tử của Ngài rằng: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”. Vì không phải của tôi, vì không phải của chính bản thân tôi thì làm sao tôi có thể làm chủ được? Chính vì vậy, Thượng tọa khuyên các hành giả hãy quán chiếu về sự vô thường của cuộc đời mà hiểu rõ bản chất của sự vật, hiện tượng để có được cuộc sống tự do, an lạc hơn.
“Cuộc đời ta phù du như cát bụi
Sống hôm nay đâu biết ngày mai
Dù đời ta có dài hay ngắn ngủi
Rồi cũng về cát bụi mà thôi
Thì người ơi xin đừng ganh đừng ghét
Đừng hận thù tranh chấp với một ai
Hãy vui sống tháng ngày ta có
Giữ cho nhau những giây phút tươi vui
Khi ra đi cũng không còn nuối tiếc
Vì đời ta đã sống trọn kiếp người
Với tất cả tấm lòng thành thương mến
Đến mọi người xa lạ cũng như quen
Ta là cát ta sẽ về với bụi
Trả trần gian những cay đắng muộn phiền
Còn ta sẽ về nơi cao sang ấy
Không còn buồn, lo lắng chốn trần ai.
Vì bản chất ta là cát bụi nên mai này ta cũng trở về cát bụi. Vì vậy, mỗi người hãy tập buông bỏ, tập từ, tập bi để sau này khi mất đi, nhìn lại cuộc đời ta có thể nở một nụ cười rạng rỡ vì ta sống đã không uổng mất một kiếp người. Và ta cũng nên tập cách đối diện với cái chết bằng một tấm lòng can đảm và trầm tĩnh không hoảng sợ sao cho xứng là con của Đức Như Lai.
Thời khoá kết thúc với hơn một giờ đồng hồ ngắn ngủi được Thầy giảng dạy và hướng dẫn tu tập với bài Pháp thoại cực kỳ vui nhộn và hài hước mang tên “Làm chủ hay làm khách?”. Trên gương mặt của các hành giả lúc này ai ai cũng ánh lên sự vui tươi và hoan hỷ.

Đầu giờ chiều, cô Nguyễn Thị Ngọc – chuyên gia tâm lý đã có buổi chia sẻ với hành giả khóa tu có sống tỉnh thức tại không gian “Pháp Đường Chánh Niệm”, nội dung xoay quanh vấn đề thảo luận hướng dẫn cách giáo dục con trẻ cho các bậc phụ huynh có thêm kinh nghiệm trong mối quan hệ cha mẹ - con cái.
Tại buổi thảo luận, cô Ngọc đã chia sẻ đến hội chúng các cách thức để hiểu tâm lý của con nhỏ như biết gần gũi con, biết lắng nghe con, làm bạn với con và biết đặt mình vào hoàn cảnh của con. Những phương pháp đó giúp cha mẹ và con cái thiết lập được truyền thông, tạo nên sự hiểu biết và thông cảm.
Cô cũng nhấn mạnh, hầu hết chúng ta thường nghĩ rằng, cha mẹ là bậc bề trên nên không thể làm bạn với con cái, không thể gần gũi và lắng nghe tâm tư của con cái, nhưng, điều đó sẽ dẫn đến hệ quả là cha mẹ và con cái không thể có được điểm chung, không thể hiểu nhau.

T. Nhân, Ngọc Ánh

5211E089 457D 4382 997F FBE72FBB21932A7F4025 CD2B 4BE7 9EBC A20B6E968737DB7E923A D91F 4B41 A7FD F3B6B7F39A5411C81829 DB5F 4E79 A28A 06A24ACA45FC8C3B1DD2 6124 4834 8BDB B49D95A6DDADD6EC953F D74B 41AD A575 5C6FF5D8A0BF37CA22AD 1140 4A40 957B BFE744C64694

 

 

Tin Tức Liên Quan