Giờ Tham Vấn Trong Khóa Tu “Sống Tỉnh Thức 35”

18/03/2019 7:56
Chiều ngày 17/03/2019, sau giờ tịnh tọa hơn 30 phút, thầy viện chủ đã có mặt trong buổi pháp đàm với hội chúng khóa tu “Sống tỉnh thức” và “Có mặt cho nhau” tại Pháp Đường Chánh Niệm với nhiều câu hỏi được đặt ra cho thầy.

9

 

Trả lời câu hỏi của cô Phật tử Nguyễn Thùy Hương “Phương pháp tu tập như thế nào để chuyển hóa sân hận ?”. Thầy đã giảng dạy giận là tâm hành mỗi chúng ta đều có, thể hiện sự bực tức, cau có, phiền muộn, khó chịu với những người trái ý mình. Thầy dạy: thứ nhất, thấy được gốc rễ của sân hận là hạt giống tiêu cực, dễ gây tâm bệnh, cần phải nhổ bỏ nó ra ngoài tâm mình, hãy học hạnh của đất nhẫn nhục,  bao dung, chuyển hóa, trung kiên, không kì thị, rồi ta sẽ vững chải trước nhưng khen chê, trách móc. Thứ hai, hãy thực tập quán từ bi mong muốn mọi người xung quanh sống hòa bình, hạnh phúc, xem họ như thân bằng quyến thuộc của mình, huân tập như vậy tâm sẽ rộng rãi, bao la, đến một lúc mình sẽ thương được người khó thương, thứ ba, tiêu thụ những thước phim, sách báo độc hại, bạo động và sát hại làm tâm mình bất an, dễ nổi giận, ăn nhiều thú vật cũng bị tiếp nhận thú tính khiến ta dễ sân. Vì vậy, việc ăn chay giúp chúng ta thanh lọc ô nhiễm bên trong cơ thể, phát khởi tình thương, quý trọng sự sống đến muôn loài, khi ấy tâm chúng ta như bờ hồ thanh lương, mát mẻ.

 

14

13

 

Cô Phật tử Hồng Ánh đặt các câu hỏi: “khái niệm khế cơ, khế lý, khế thời?; cốt lõi đạo Phật là gì ?

Thầy giảng dạy, khế cơ có nghĩa là đức Thế Tôn quán chiếu căn cơ của chúng sinh, tùy trình độ, nhận thức của mỗi người mà dạy những đạo lý phù hợp với người đó. Khế lý là lời nói phù hợp với chân lý, phù hợp với thực tại. Khế thời là thời gian, địa điểm thuyết pháp phải phù hợp. Cốt lõi của đạo Phật là hãy siêng năng làm việc thiện lành, tránh xa việc xấu ác và giữ tâm ý trong sạch, đó là lời Phật dạy, như thế cuộc sống chúng ta sẽ thanh thản, thong dong dù cuộc đời có biến động.

8

15

 

Chú Phật tử Nguyễn Phú Điền đã hỏi: Làm sao để an tịnh tâm trước tiếng ồn, huyên náo của cuộc sống hằng ngày ?

Thầy kể câu chuyện Phạm Ngũ Lão bất động trước mũi giáo, Quan Vũ thảng nhiên đánh cờ trong khi Hoa Đà cắt thịt nạo độc trong xương tay hay Gia Cát Lượng an nhiên gãy đàn khi quân Tư Mã ý tràn vào. Họ đã có sự chú tâm tuyệt đỉnh vào một điều gì thì mọi chuyện xung quanh không lay động được. Cho dù ngoại cảnh ồn ào, biến động nhưng với tâm định có được thì chúng ta có thể kiểm soát được các giác quan tiếp nhận hay không tiếp nhận âm thanh đó.

 

2

16

 

Cô Phật tử Nguyễn Thị Bận hỏi về các pháp thừa theo giáo lý kinh Diệu Pháp Liên Hoa ?    

Thầy giải đáp, pháp Phật có tam thừa: Thanh Văn thừa, Bồ Tát thừa và Phật thừa là những cỗ xe đưa chúng sanh đến sự giác ngộ, giải thoát. Người học Phật phải tinh cần học hỏi giáo lý và tu tập, hành trì, ứng dụng giáo pháp vào cuộc sống thực tiễn. Các pháp Phật đều có công năng trị liệu tâm thức, tùy theo căn tánh mà có phương pháp phù hợp.

Kết thúc pháp đàm là lời nhắn nhủ của thầy viện chủ đến với các quý Phật tử, thầy hoan hỷ khi các hành giả nhận ra giá trị sống thiết thực, có tinh thần cầu pháp, tránh xa sự huyên náo của xã hội, đi tìm sự tĩnh lặng cho nội tâm. Cuối lời, thầy chúc lành đến các vị Phật tử có được một ngày tu tập nhiều nguồn năng lượng bình an, và hãy đem năng lượng ấy trao truyền cho gia đình, cộng đồng xã hội.

Trung Long.

Một số hình ảnh ghi nhận được

1

3

4

5

6

10

11

12

14

17

18

19

Tin Tức Liên Quan