Pháp thoại Khóa tu Sống tỉnh thức lần thứ 36 chủ đề: "Lễ hội trong dòng chảy của Phật giáo”.

15/04/2019 6:10
Sáng 14/4/2019, khoá tu “Sống tỉnh thức” lần thứ 36 được diễn ra tại Tu viện Khánh An với hơn 600 hành giả tham dự.

Nhân khoá tu đúng vào  ngày Giỗ tổ Đức Vua Hùng, thay vì giờ thiền hành, cả hội chúng cử hành nghi thức Chúc tán các Vua Hùng tại sân vườn Quan Âm. Khóa lễ được thầy Viện chủ niệm hương, thầy Trung Phước xướng lễ và thầy Quảng Thức dâng tấu bạch lên đức Vua Hùng. 

DSC 9927

DSC 9953

Tại Pháp đường Chánh Niệm, sau nghi thức ôn tụng Năm giới Quý báu, hội chúng được lắng nghe pháp thoại của Thầy Viện chủ với chủ đề “Lễ hội trong dòng chảy của Phật giáo”.

DSC 9997

DSC 9999

Thầy cho biết, Lễ hội đền Hùng là lễ hội của dân tộc mang tầm vóc quốc gia. Một số lễ hội lớn khác như lễ hội Yên Tử, lễ hội chùa Hương ... cũng ở tầm tương đương. Hầu hết các lễ hội lớn ở Việt Nam đều mang bóng dáng Đạo Phật. Ngay như đền Hùng, gọi là đền nhưng có chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng, tất cả bên trong đều thờ Phật.

DSC 0015

Với ngót hai ngàn năm hiện diện và phát triển, đi qua nhiều thăng trầm của lịch sử đất nước, Đạo Phật đã tưới tẩm những chất liệu từ bi hỷ xả khoan thứ, bao dung ... vào lòng lịch sử dân tộc, đã cống hiến cho dân tộc này những giá trị về đạo đức, văn hóa, triết học vô giá. 

DSC 0020

Thời đại nào Phật giáo Việt Nam cũng có những đóng góp xứng đáng cho đất nước. Từ những năm đầu kỷ nguyên với sự xuất hiện của thiền sư Khương Tăng Hội, kéo dài đến Đinh, Lý, Trần, rồi đến thời cận hiện đại và ngày nay, Phật giáo Việt Nam đã góp phần làm nên trang sử vẻ vang, hào hùng của dân tộc. Thế cho nên, hầu hết các lễ hội trên khắp mọi miền đất nước hình chữ S xinh đẹp đều mang giá trị nhân văn sâu sắc cùng lối sống đạo đức từ ngàn xưa để lại. 

DSC 0027

Bên cạnh các lễ hội lớn mang giá trị nhân văn cao cả, vẫn còn tồn tại những hủ tục như Lễ hội chém lợn, lễ hội treo cổ trâu ở làng Ném Thượng (Bắc Ninh). Đây được xem là một trong những lễ hội tàn bạo nhất. Việc chém những con lợn còn đang sống khỏe mạnh là lối đối xử tàn ác đối với động vật. Lấy sự giết chóc làm niềm vui sướng, nó làm trơ lì cảm xúc của người xem khi chứng kiến cách thức động vật bị đối xử dã man. Những lễ hội phi văn hóa này cần được bài trừ, ngược lại, các lễ hội văn hóa sẽ để lại cho đời những bài học nhân văn, hướng thiện, biết yêu thương thú vật, cây cỏ, thiên nhiên. 

DSC 0021

Những lễ hội truyền thống từ ngàn xưa giáo dục về tinh thần uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ở hiền gặp lành cần được tôn vinh nhằm nhắc nhở cho con cháu biết huân tập lối sống đạo đức, thiện lành.

Tiên tổ chúng ta hàng nghìn năm trước rất chú trọng đến lễ hội. Lễ chính là dùng tấm lòng thành kính nhất của mình dâng lên Phật, dâng lên tổ tiên. Dùng lễ để đối xử với những người xung quanh đặc biệt là với những người đã khuất. Lễ là ứng xử để thiết lập trật tự xã hội, mọi lĩnh vực của đời sống từ chính trị, ngoại giao, văn hoá, kinh doanh, giáo dục, y tế, văn hoá ... tất thảy đều phải có lễ.

DSC 0026

Nếu con người biết giữ lễ thì xã hội sẽ không xảy ra những câu chuyện đáng tiếc, đời sống con người sẽ an ổn và bình yên. Trong các mối quan hệ: cha – con, chồng – vợ, lễ giống như ngòi bút tô điểm cho cuộc sống thêm vui tươi và hạnh phúc.

Nói đến hội là nói đến chốn đông người, có sự tụ tập. Nơi nào có hội thì nơi đó có nhạc, có những khúc hát, những lời ca, những điệu đàn. Lễ và nhạc là hai yếu tố trọng yếu để xây dựng gia đình và xã hội dưới thời phong kiến. 

Nhắc đến những khúc ca, những giai điệu, chúng ta có thể thấy hầu hết những tặng phẩm cho đời đều bắt nguồn từ ông cha ta ngày xưa, đó là những sáng tác trỗi lên từ trái tim yêu thương, tấm lòng tha thiết, từ dòng nước của sự tỉnh thức và chánh niệm. Lắng nghe giai điệu một khúc nhạc ta có thể hiểu được tư phong, cốt cách của người sáng tác. Ngày nay, với nhiều kỹ xảo của công nghệ thông tin, các tác phẩm âm nhạc ra đời ngày càng nhiều, thế nhưng nó chỉ đáp ứng được về mặt số lượng còn về chất lượng dường như không tồn tại, bởi nó chứa đựng những ca từ vô nghĩa, không thể chạm đến trái tim của người thưởng thức.

DSC 0028

Lễ hội là dịp mọi người nghỉ ngơi, đi du lịch, xả stress sau những ngày cật lực vất vả làm việc. Thế nhưng, có mấy ai dành cho mình những phút giây tĩnh lặng, nhìn lại chính mình để tưởng nhớ tổ tiên, cụ thể như ngày giỗ tổ Hùng Vương sáng nay.

Chim có tổ, người có tông. Nếu chúng ta có niềm tin, tiên tổ và ông bà sẽ có mặt cho ta ngay trong giờ phút hiện tại. Lễ hội còn là dịp để con cháu quây quần, bạn bè, xóm làng gặp gỡ cùng nhau. Ngày đoàn tụ này là một thời gian rất đẹp và quý báu trong cuộc đời. Ở nơi thành phố phồn hoa, đô thị để tìm thấy những hình ảnh sum họp cùng nhau bên mâm cơm của đại gia đình ấm cúng trong ngày giỗ ông bà rất khó tìm được. Ở những vùng quê nghèo năm xưa, tình làng nghĩa xóm luôn bền chặt. Cái tình, cái nghĩa đậm đà nơi làng quê được ông cha ta xây đắp bao đời đã soi rọi cho con cháu hôm nay tiếp tục gìn giữ và phát huy. Cái tình làng nghĩa xóm khi “tối lửa tắt đèn có nhau” ấy đã được kết tinh trong quá trình lao động, sinh hoạt từ những ngày đầu khai hoang mở đất. Tuy nghèo về vật chất, nhưng cái tình, cái nghĩa lại đầy ắp trong từng con người, làng xóm Việt Nam.

Chính lễ hội còn là một bài học nhân văn sâu sắc để nhắc nhở con cháu mình tưởng nhớ ông bà đã khuất. Đó là một nét văn hoá đẹp trong lòng lịch sử dân tộc Việt Nam mà không phải quốc gia nào cũng tồn tại.

DSC 0023

Khi còn bé thơ, nôi – chính là phương tiện để cho ta vui đùa thì đến lúc trưởng thành quê hương Việt Nam chính là cái nôi nuôi dưỡng tinh thần cho từng người con Việt không chỉ đang sống trong chính Tổ quốc này mà còn là chiếc nôi tinh thần cho những kiều bào đang sống xa quê ngày đêm mong nhớ về nơi chôn nhau cắt rốn.

Cuối thời pháp thầy khuyên đại chúng mỗi người hãy luôn hoài niệm, tưởng nhớ về nơi ta sinh ra, sống biết yêu thương nhau, đoàn tụ lẫn nhau bởi mỗi người con Việt khi sinh ra dù ở miền nào của Tổ quốc cũng đều là huyết thống con rồng cháu tiên vì thế hãy sống hoan hỷ lẫn nhau để ánh sáng của dân tộc mãi bền lâu, để cho các giá trị, bản sắc của Việt Nam mãi trường tồn.

Tin: Ngọc Ánh, Ảnh: Trung Lưu

Một số hình ảnh ghi nhận được:

DSC 9895

DSC 9896

DSC 9900

DSC 9912

DSC 9919

DSC 9989

DSC 9932

DSC 9939

DSC 9947

DSC 9958

DSC 9959

DSC 9960

DSC 9979

DSC 9981

DSC 9961

DSC 9970

DSC 9986

DSC 0001

DSC 0002

DSC 0006

DSC 0008

DSC 0011

DSC 0022

DSC 0043

DSC 0049

DSC 0051

DSC 0052

DSC 0053

DSC 0055

DSC 0066

DSC 0058

DSC 0057

DSC 0061

DSC 0069

DSC 0075

DSC 0087

DSC 0090

Tin Tức Liên Quan