Pháp thoại “ Từ cánh bướm đến cơn bão” tại TV. Khánh An.

13/10/2019 7:19
Tối 14/9/Kỷ hợi (12/10/2019) sau gần hai tháng hoằng pháp ở phương xa, Thầy Viện chủ đã quay về với Tăng thân Tu viện và có thời pháp ngắn đến đông đảo quý Phật tử trong pháp thoại mang tên: “Từ cánh bướm đến cơn bão”.



Thầy nói, sự bận rộn, vướng víu, lo toan khiến nhiều người bị stress nặng nề. Thiền môn thanh tịnh là nơi chúng ta hay tìm về tu tập đ có th cân bng cuc sng.

Bước chân vô chùa, ta được hướng dẫn đi đứng nhẹ nhàng, khoan thai, thực tập sống sâu sắc với hiện tại, sống chậm lại, sống thảnh thơi, ta sẽ tìm được hạnh phúc. Nhưng những lúc trễ tàu, trễ máy bay thì ta đâu thể bước chậm  đi nhẹ mà phải vội vàng, khẩn trương. Ứng dụng nếp sống chính niệm vào trong tình huống này là, đi cũng được, thậm chí chạy cũng được nhưng cái quan trọng là phải tỉnh thức trong mỗi bước chân và ý thức sự di chuyển của mình trong giờ phút hiện tại.


 

Sự hiện hữu của chúng ta có tính tương tức, ảnh hưởng với thế giới xung quanh. Mọi sự vật hiện tượng đều có liên đới với nhau, cái này ảnh hưởng đến cái kia. Chỉ một sai lầm nhỏ của chúng ta thôi cũng có thể ảnh hưởng đến người khác, rộng hơn là cả môi trường và cả thế giới. 


Thầy lấy ví dụ học thuyết Hiệu ứng cánh bướm (Butterfly effect) của Eward Norton Loenz “Con bướm đập cánh ở Brasil có thể gây ra cơn bão lớn ở Texas"


Hay như sự việc Thái tử Franz Ferdinand của Áo - Hung bị 1 phần từ khủng bố người Serbia ám sát, làm khơi nguồn cho thế chiến  thứ 1 (1014-1918).

Cuộc sống quá áp lực, bộn bề mọi thứ khiến con người dễ dàng nổi sân. Từ đó dẫn đến ngôn ngữ, hành vi mất kiểm soát. “Một con bướm đập cánh ở Brasil mà có thể gây ra cơn bão lớn ở Texas" thì lời nói sân giận của một người con khủng khiếp hơn một cánh bướm rất nhiều. Lời nói sân giận ấy nó sẽ đẩy ra môi trường tạo nên một năng lượng vô cùng tiêu cực. Nếu nhiều lời nói sân giận đẩy ra môi trường sống sẽ khiến xã hội nhiều bất an là điều không tránh khỏi. Một người từ sáng đến tối với biết bao phiền não bừa bãi “xả” ra môi trường thì làm sao có được cuộc sống an.




Một chút va chạm là nhìn nhau bằng đôi mắt thù hằn rồi chỉ trích nhau, thủ thế nhau  thậm chí là đánh nhau. Vực sâu ngăn cách của sự bất đồng và bất hòa đó chính là mảnh đất màu mỡ để thúc đẩy những xúc tình phiền não như sân giận. Chúng ta quên rằng mình có thể tạo ra hạnh phúc cho bản thân và mọi người, có thể truyền cảm hứng tích cực cũng như tiêu cực. Sự thiếu ý thức về bản thân khiến chúng ta sa bẫy của phiền não, chịu bao khổ đau và mang tới bao đau khổ cho người khác. Cơn sân hận như đám mây đen kịt che lấp bầu trời ánh sáng trí tuệ, nhận thức, hành động của con người.

Khi đã nhận diện cơn giận đang khởi phát, chúng ta có thể bắt đầu tiến trình tư duy tích cực qua việc tách mình ra khỏi các phiền não ấy, tập hít sâu, thở chậm và suy nghĩ về cách xử lý tình huống một cách ổn thỏa nhất, điu y s giúp ta làm dịu đi ngọn lửa xúc cảm đang thiêu đốt, huỷ hoại trái tim mình. Hãy thực tập và bồi đắp hạt giống bồ đề để tâm thiện lành luôn đơm hoa kết nhuỵ mang lại cho cuộc đời những con người lương thiện, đủ trí tuệ và đạo đức cống hiến vào sự hoà bình, tự do cho tha nhân.

Bài pháp thoại ngắn của Thầy Viện chủ kết thúc trong niềm hoan hỷ của đại chúng.

Ngọc Ánh

 





Tin Tức Liên Quan