Con Thuyền Lục Hoà!

21/04/2021 8:18
Sáng ngày mùng 10/3/ tân sửu - ngày giỗ tổ Hùng Vương, đại chúng quay quần bên Thầy trên con thuyền Lục Hoà tại hồ Chuyển Hoá với những câu chuyện trãi nghiệm từ chuyến đi Thanh Hoá - Hà Nam- Hà Nội của đại chúng.



Chiếc thuyền có sáu cạnh, do thầy thiết kế, được thực hiện bởi bàn tay của các Phật tử và huynh đệ nên Thầy muốn đại chúng là những người đầu tiên thưởng lãm tác phẩm nghệ thuật sau hơn 10 ngày thi công. Thầy muốn lấy sáu phép hoà kính để đặt tên chiếc thuyền này nhằm nhắc nhỡ đại chúng lấy đó làm khuôn thước để xây dựng tăng thân vững mạnh.

Những ý kiến của huynh đệ chia sẻ trong chuyến hành trình vừa qua thấy được niềm vui, hoà hợp, học hỏi những nét văn hoá sinh hoạt những nơi đặt chân đến.

Sư chú Trung Hạnh là người ở nhà trông chùa chia sẻ, những ngày Sư Phụ đại chúng vắng Tu viện thì thời khoá vẫn tham dự đầy đủ, niềm vui an lạc vẫn có mặt trọn vẹn.

Thầy Nhuận Phổ gởi lời cảm ơn Sư phụ đã cho đại chúng tham dự chuyến đi lớn như thế này. Chú Trung Khởi ấn tượng từ không gian bày trí, chăm sóc của quý Thầy ở những ngôi chùa miền Bắc rất chu đáo, nhìn được những kiến trúc đẹp, thời tiết mặc dù khắc nghiệt nhưng sự tu tập tinh chuyên của quý thầy khiến Sư chú biết trân quý hơn con đường mình đang đi.



Chùa Tam Chúc - Hà Nam



Anh Linh Thiền Tự - Hà Nam




Địa Tạng Phi Lai Tự - Hà Nam



Địa Tạng Phi Lai Tự - Hà Nam



Chùa Quán Sứ - Hà Nội



Văn Miếu Quốc Tử Giám - Hà Nội



Chùa Trấn Quốc - Hà Nội


Sư chú Trung Tại thì thấy được niềm tin của quý Phật tử dành cho Sư phụ, sự kính trọng Tăng Thân khi bà con được tiếp xúc với niềm chánh tín Tam Bảo rất đáng trân quý. Chú Chân Dũng thấy rằng đây là lần đầu tiên được hoà mình vào dòng chảy của tăng thân, những sự chia sẻ của huynh đệ, quý Thầy nơi thăm viéng khiến các chú ấn tượng. Thầy Quảng Thức thì bày tỏ niềm vui khi đại chúng cùng thăm viếng những kiến trúc những ngôi chùa thân quen, những địa điểm lịch sử… Được đi với nhau là cơ hội để huynh đệ gần nhau hơn, hiểu nhau hơn, đặc biệt là học hỏi được cách thầy ứng xử trong giao tiếp với các bậc trưởng thượng trong Giáo hội, những chính khách, những Phật tử thuần thành hay những người chưa biết đạo. Mỗi thành phần thầy giao tiếp, tùy đối tượng mà có văn hóa ứng xử rất đặc trưng.





Trước đây đại chúng cũng có đi chơi cùng nhau nhưng không đông và xa như thế này. Thầy muốn đại chúng có được vài ngày thư giãn trước khi vào mùa an cư.

Kể về nhân duyên đến với ngôi Chùa Thiên Vương - Thanh Hoá,  Thầy nói, bà con Phật tử Thiên Vương mời thầy về đảm trách  ngôi chùa này được sự đồng thuận của chính quyền địa phương chỉ đơn giản thầy là ông thầy tu. Người tu chỉ cần tu thôi, không   mong cầu, tìm kiếm bất cứ cái gì cả. Hãy tin rằng người tu có phước báu. Tu cho thật giỏi phước báo sẽ tự đến. Thiếu tu mà chỉ lo tìm kiếm cái bên ngoài thì tìm cái gì cái đó nó chạy mất. 




Hãy nhìn một cây cao có gốc rễ, thân có lõi đứng sừng sững giữa đất trời và có cành lá, bông, trái sum xuê. Bộ rễ bám chắt bám sâu vào lòng đất kia tượng trưng cho giới luật, cây có lõi chắt bên trong là định, cành lá cây trái sum xuê là tuệ. Cũng vậy, người tu phải có giới thì mới sinh định, có định thì mới sinh tuệ. Chỉ cần công phu tu tập thì mọi phước báu sẽ đến với mình. Công đức tu tập còn non mà mong cầu lợi dưỡng, danh vọng thì khác gì cành cây khô cắm dưới đất rồi mua hoa giả trang trí lên. Nhìn cũng bắt mắt đấy  nhưng chỉ là đồ giả thôi, cũng chẳng có sắc và hương.

Việc tổ chức lễ hằng thuận hầu như đã phổ biến khắp ba miền. Nhưng ở đây, lễ được tổ chức tại một nhà hàng, chư tăng đến dự rất đông và có lời khuyến tấn đôi bạn trẻ, sống xây dựng hạnh phúc gia đình theo lời Phật dạy. Tiệc đãi chay. Thực khách đến cả nghìn người. Ai nấy đều hoan hỉ và ấn tượng với một lễ hằng thuận. Điều này đã làm thay đổi cách nhìn của xã hội về đạo Phật. Ăn chay được lan toả, đạo Phật có đủ khả năng để hiến tặng mọi niềm vui đến với tất cả mọi thành phần trong xã hội.










Trong chuyến đi này Thầy cũng mong cho các chú được trải nghiệm những điều hay, điều mới để tu tập tốt hơn. Thầy nhìn nhận được môi trường học bên ngoài có nhiều điều hay nhưng không ít điều chưa tốt nên phải biết chọn lọc để ứng dụng phù hợp với đời sống tu hành của mình. Tuổi trẻ dễ bị lôi cuốn bởi tiền tài, sắc dục…mỗi ngày có công phu tu tập sẽ nuôi dưỡng mình càng lớn thêm trong giáo pháp. Hình ảnh tu tập ngày xưa thời của Thầy khó khăn nhưng vẫn thấy hạnh phúc, chí nguyện vững bền, mỗi ngày thức dậy phải ý thức mình là người tu nên lời nói, hành động phải phù hợp với người tu. Bậc trượng phu phải có cái nhìn cao rộng. Con chim sẻ gắp được con kiến, con sâu chỉ đáng móng chân hay cái mỏm của nó. Trong khi con đại bàng nó gắp được con vật lớn hơn, nặng hơn bản thân đó gấp 4 - 5 lần. Con đại bàng làm được vậy là vì nó có ý chí, nó có sự rèn luyện. Hãy là những con đại bàng dang đôi cánh rộng lớn để có thể bay qua những giông bão của cuộc đời, vượt qua những khó khăn, những điều bất như ý…để trưởng thành hơn. 

 

Quảng Thức 

 

Tin Tức Liên Quan