TIỆC TRÀ THÁNG NĂM

27/05/2016 1:22
Hương không bao giờ phai là hương đức hạnh, hoa không bao giờ tàn là hoa từ bi và cây cầu luôn đem đến cho mọi người cảm giác hạnh phúc, bình an chính là cầu hiểu và cầu thương.

Những ngọn đèn hoa đăng lung linh, những lãng hoa tươi thắm, những chiếc bánh ngọt ngào và những cây pháo hoa tỏa sáng rực rỡ nơi Pháp đường Chánh Niệm; tất cả đã tạo nên không gian ấm áp, lung linh trong buổi thiền trà - một buổi thiền trà thật ý nghĩa: mừng ngày Thầy biểu hiện trên đời, tiễn Thầy sang hoằng pháp ở Hoa Kỳ và đón Thầy Trung Giác sau ba tháng hành đạo châu Âu trở về.

DSC 2237

 

DSC 2288

Buổi thiền trà do tăng thân Tu viện Khánh An tổ chức và gần 100 phật tử về dự.

Mở đầu buổi thiền trà, Thầy Trung Giác thay mặt cho huynh đệ bổn viện cùng quý Phật tử dâng lời tác bạch cảm niệm công đức Tôn sư. Thầy nhắc lại công đức giáo nhân tạo tự, hoàng pháp lợi sanh của Thầy Viện chủ.

DSC 2274

Sau nghi thức đốt nến, cắt bánh kem, những giọng hát trong trẻo, ngọt ngào được cất lên cúng dường Thầy và đại chúng. Trong lời huấn từ, Thầy Viện chủ nói: “Ở ngoài đời gọi ngày mình sinh ra là sinh nhật, trong đạo gọi là Khánh tuế, Ngày Biểu hiện hay Ngày Tiếp nối. Sinh có nghĩa là sinh ra, nhưng sinh cũng có nghĩa là một chuỗi mạch sống sinh tồn tiếp nối. Thế gian rất ngại khi phải nói đến từ chết.  Nhưng, theo quan điểm của nhà Phật thì sinh đồng nghĩa với chết, giữa sinh và chết tương đãi nhau. Nếu không có chết sẽ không có sinh. Vạn vật trên đời đều là như vậy. Muốn sinh trưởng, phát triển thì phải có một quá trình sinh dit tiếp nối nhau. Ging như sự sống của chúng ta, muốn phát triển, sinh tồn thì trong từng giây, từng phút các tế bào trong cơ thể đang chết và thay tế bào mới, chúng ta đang sinh diệt trong từng phút giây. Cái sống được sống trong cái chết và cái chết là quá trình tái tạo  để cho cái sống mới được sống. Do đó chúng ta đừng sợ chết, hãy tập sống an nhiên mỉm cười với chết. Sống chết đều là duyên sinh. Quán chiếu sâu sắc hơn sẽ thấy chẳng có gì sinh hay dit cả - vô sinh bất diệt - chỉ có sự chuyển hóa và biểu hiện. Nếu thấy được tự tính sinh diệt  thì khi từ bỏ cõi đời này mình cũng mỉm cười mà ra đi và tiếp nối một sự sống mới. Chúng ta không bao giờ chết chỉ có ẩn hiện để rồi tiếp nối và rồi lại biểu hiện mà thôi.”

DSC 2299

DSC 2284

Thầy khai thị thêm: “Quý Phật tử gọi Thầy là Thầy nhưng thực ra trong mỗi chúng ta đều có tố chất "Thầy" và tố chất "Trò". Mỗi ngày Thầy nỗ lực học tập, học ở cả tất cả mọi người xung quanh để cái chất "Trò" nó sáng ra. Quí vị được gọi là trò là vì theo Thầy để học đạo, còn Thầy thì mỗi ngày cũng học nơi quí vị để làm tròn bổn phận làm Thầy.

DSC 2321

Chúng ta chịu dốt trước một người, sẵn sàng học cái mình chưa biết. Khi học được, cái biết nó sẽ theo ta suốt đời. Chúng ta sẽ là Thầy của trăm người, nghìn người về cái biết ấy. Đừng ngại, đừng xấu hỗ về sự khiếm khuyết hiểu biết của mình mà đánh mất cơ hội hiểu biết. Không ai là hoàn hảo cả. Mỗi chúng ta hãy tự làm sáng cái tố chất "Trò" của mình ra. Được vậy, ta sẽ học được nhiều hơn và tiến bộ hơn mỗi ngày.

DSC 2309

Lúc nãy, thầy Trung Giác có niệm ân về công đức xây chùa, nhưng thực sự mà nói, Thầy là một người, nói theo ngôn ngữ của anh ca sĩ, nhạc sĩ nào đó là: “Hai bàn tay trắng nghèo xơ xác nghèo”, làm gì có tiền để xây chùa. Từng viên gạch, miếng ngói… đều do Phật tử phát tâm cúng dường. Phật tử phát tâm cúng dường vì Phật tử có niềm tin, tin rằng "Ông Thầy" này dùng tiền đúng chỗ, làm đúng việc - việc xây chùa, việc hoằng pháp lợi sanh. Nhưng, cũng phải nói thêm, ngôi chùa này đến một lúc nào đó nó cũng sẽ tàn hoại theo tháng năm. Những Tu viện thời Đức Phật như Trúc Lâm, Kỳ Viên . . . to lớn lắm, chứa cả nghìn người. Giờ những Tu viện đó đâu còn nữa nhưng đạo Phật vẫn mãi sáng ngời là do đâu? Đó là nhờ Đức Phật đã xây dựng được những "Tu viện" trong tâm mỗi người. Đây là ngôi chùa vững chắc nhất. Mỗi chúng ta cần phải xây dựng ngôi chùa tâm linh trong chính tâm mình. Đó mới là ngôi chùa bền lâu”.

DSC 2315

Cuối buổi thiền trà, Thầy Trung Lý cảm động phát biểu: “Mỗi lần Thầy đi hoằng pháp ở nơi xa tnhiên trong tâm hồn con cảm thấy có cái gì đó trống vắng, bất an! Con biết chính bản thân con đã tạo sự bận tâm cho Thầy nhiều lắm. Con biết rằng để đền đáp công ơn Thầy không gì khác hơn là nỗ lực tu tập và phụng sự Tam Bảo. Con xin nguyện hứa sẽ nỗ lực nhiều hơn để không phụ lòng mong mỏi của Thầy.”

DSC 2339

 DSC 2340

 

Một số Phật tử khác cũng bày tỏ sự xúc động khi phải chia tay Thầy lên đường hành đạo.

DSC 2296

Sau hơn 2 tiếng đồng hồ, buổi Thiền trà khép lại với biết bao cảm xúc, trong khi đèn vẫn còn sáng, hoa vẫn còn khoe sắc, bánh vẫn ngọt, thơm cùng với bao ân tình khắc khoải chia tay Thầy!

Trung Nhã, Trung Lưu

DSC 2243

DSC 2302

DSC 2266

DSC 2267

DSC 2269

DSC 2276

DSC 2288

DSC 2289

DSC 2331

DSC 2320

DSC 2369

DSC 2378

 

 

 

Tin Tức Liên Quan