Khóa tu Sống tỉnh thức lần thứ 38 với Pháp thoại Phật Độ Ai

17/06/2019 3:19
Sáng nay, ngày 16/06/2019 (nhằm 14/05/Kỷ Hợi), khoá tu Sống tỉnh thức lần thứ 38 đã diễn ra. Sau khi được quý thầy hướng dẫn thiền hành và thiền tọa, các hành giả được lắng nghe những lời dạy quý báu từ Thầy Viện chủ với Pháp thoại "Phật Độ Ai".

Những ngày gần đây, nhạc phẩm Độ ta không độ nàng đã gây bão mạng xã hội. Ca khúc như một cuộc đua tài của nhiều giọng ca như, Khánh Phương, Hamlet Trương. Nhan đề bài hát cũng trở thành một từ khoá tìm kiếm trên mạng xã hội với nhiều ví von, so sánh khác nhau. Nhạc phẩm được ra đời với nhiều phản ứng trái chiều, ca sỹ Phật tử Phương Thanh cũng đã lên tiếng bằng một nhạc phẩm mang ý nghĩa tích cực, hướng thiện nhiều hơn với nhạc phẩm “Nàng hãy tự độ lấy nàng”. 

Độ ta không độ nàng là sáng tác của Cô Độc Thi Nhân, phiên bản thành công nhất do Tô Đàm Đàm và Giai Bằng thể hiện. Ca khúc chỉ được một số khán giả Trung Quốc yêu thích, thế nhưng khi chuyển thể qua nhạc Việt Nam, nó lại làm mưa làm gió gây ra nhiều làn sóng tranh luận khác nhau bởi phần lời của bài hát quá ngôn tình, bi ai. Nhằm giúp quý hành giả hiểu đúng đắn hơn về Đạo Phật, về chánh pháp, không rơi vào cái bẫy của tà kiến, Thầy Viện chủ đã chọn chủ đề này để bàn trong khoá tu với đề tài “Phật độ ai”.

01

Mở đầu thời pháp, Thầy dẫn chứng nhiều câu chuyện có liên quan đến chuyện tình cảm nam nữ có liên quan đến Đạo Phật.

Vào đầu thế kỷ XX, nhóm Tự Lực Văn Đoàn cho ra đời tác phẩm  Tắt lửa lòng của nhà văn Nguyễn Công Hoan, đến những năm 1940 tác phẩm được chuyển thể thành  cải lương với nhiều tên gọi Hoa rơi cửa Phật, sau đó là Lan và Điệptình Lan và Điệp, rồi chuyện tình Lan và Điệp

DSC 2192

Đúng như tên gọi, Hoa ở đây không trên bàn thờ, trên Phật đường, mà hoa rơi ... ngoài cửa. Lan đến chùa là để trốn tránh sự đau khổ trong tình cảm chớ không có ý định đi tu. Do đó, thân  ở trong chùa nhưng tâm ở địa ngục, không ngày nào cô được yên ổn tâm hồn khi luôn nhớ về người tình cũ - chàng Điệp. 

Tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du cho thấy chùa là nơi cứu vớt đau khổ khi con người lâm vào giai đoạn cùng cực và từ nơi đó họ đã có được sự giác ngộ. Chùa đã cưu mang bảo bọc Thuý Kiều trong cơn hoạn nạn. Trong quá trình ở chùa, Kiều đã biết tu tập chuyển hoá, tẩy trừ phiền não, tẩy trừ tủi nhục, tẩy trừ nghiệp chướng, biết sám hối để trở thành con người hoàn hảo. Chính ni sư Giác Duyên đã cứu vớt Thuý Kiều và giúp cô ấy đoàn tụ gia đình, chắp nối lại mối tình thân với tình thân, gia đình với gia đình sau bao năm biệt vô âm tính.

DSC 2194

Câu chuyện về Quan Âm Thị Kính đã dạy cho người đời tính nhẫn nhục, chịu đựng khi phải đối diện với nỗi hàm oan trái nhưng không ai có thể giúp để giãi bày. Đó là một phẩm hạnh tốt đẹp để mọi người có thể tu tập và chứng đạo.

Hay như tác phẩm Thoát vòng tục luỵ, Thiên Kim tiểu thư đi chùa, rồi để lòng thương nhớ thầy Ngọc Lâm dẫn đến tương tư, khổ bệnh. Ngọc Lâm chẳng những đã không vướng lụy mà còn độ được nàng sau này xuất gia và trở thành một Ni sư xuất chúng. Hay giai thoại về vị thiền sư nổi tiếng Huyền Quang với nỗi hàm oan với nàng Điểm Bích. 

DSC 2197

Trong cuộc sống, mối tình giữa con người với con người dù ngoài đời hay trong đạo cũng đều xảy ra. Thế nhưng, đôi khi cái gọi là sự thật phải mất thời gian dài mới phơi bày dưới ánh sáng. Qua khúc hát này, Thầy khuyên đại chúng hãy quán chiếu thật sâu để rút ra được những bài học hay cho bản thân mình.

Thứ nhất đây là câu chuyện hư cấu nhưng có một sự thật không thể chối bỏ: đây chính là một vị thầy tu theo đạo Phật.

Thứ hai, vị thầy này có tu, tức là có thỉnh chuông, thỉnh  mõ, tụng kinh mỗi ngày

Thứ ba, trước khi có biến cố xảy ra thì vị ấy là một người có giữ giới luật. Chứng minh là vị ấy không chấp nhận quận chúa ở lại chùa và thốt lên “nam nữ thọ thọ bất thân”. DSC 2200

Giữ tâm tu đến lúc nghe tin quận chúa chết nghiệp chướng khởi lên. Cái sai đầu tiên là  trách Phật, sao ngài “Độ ta không độ nàng”. Do thiếu thực tập giáo pháp nên các món tùy miên - những phiền não căn bản ngủ vùi  trong tâm thức -  trỗi lên khiến y giết thái tử, đó chính là một loại tà kiến cần được đoạn trừ. Câu chuyện với một cái  hậu vô cùng ác độc. 

Trong giới trẻ ngày nay cũng vậy, thương rất nhiều, yêu cũng rất nhiều.Thế nhưng yêu không được, sở hữu không được thì liền giết. Khúc hát này phải chăng là bài học của tội ác mà giới trẻ lấy làm lẽ sống? Một bài học phi nhân văn, phi đạo đức.

Tại sao vị sư ấy lại gây ra tội ác? Thầy giải thích, chính là do tuỳ miên. Tuỳ miên tức là những phiền não căn bản luôn có mặt và nằm sâu trong tâm thức thức. Bên cạnh những hạt giống yêu thương, hiểu biết thì ẩn sâu trong đó là những hạt giống tiêu cực chưa có cơ hội khiến tội lỗi phát khởi. Có 10 loại tuỳ miên: tham, sân, si, mạn, nghi, thân kiến, biên  kiến, tà kiến kiến thủ, giới cấm thủ. 

Những hạt giống ác độc luôn có mặt trong mỗi con người, nếu mỗi ngày không tu tập, chuyển hoá, khi phiền não khởi lên thì ác độc nào cũng có thể ra tay như trong bài hát. 

DSC 2201

Qua đây ta có được bài học: đối với người tu, nếu mỗi ngày không thực tập chuyển hoá tâm thức, hành trì giáo pháp thì đến một lúc nào đó khi cơn sân giận khởi lên không thể chế ngự được thì mọi tội ác đều có thể xảy ra. Đối với Phật tử, là người học hỏi giáo pháp, phụng trì Tam bảo, yểm trợ chư Tăng tu, thì hãy luôn giữ vững tâm ban đầu của mình. Đến chùa với lòng thành kính, với tâm thanh tịnh, thiêng liêng đừng để tham ái, hẹp hòi, thương yêu, phân biệt khởi lên thì khi ấy tiêu cực sẽ xảy ra. Bởi chính sợi dây tham ái trói buộc con người, luôn muốn người kia thuộc sở hữu của mình, đó cũng chính là gốc rễ đưa đến mọi khổ đau, lầm chấp. Đức Phật xuất hiện trên cuộc đời như mặt trời soi rọi khắp thế gian, như một cơn mưa từ trên cao đổ xuống, tưới mát vạn vật trên mặt đất. Mặt trời không hề phân biệt chỉ rọi chiếu cây này  không rọi chiếu  cây kia; mưa cũng không hề phân biệt chỉ tưới cây này mà không tưới cây kia. Phật có mặt ở đời là độ hết vạn loại  chúng sinh làm sao có chuyện độ ta không độ nàng.  (?). Nếu trong lòng có Phật thì Phật sẽ độ mình. Nếu trong lòng không có Phật cho dù Phật ngồi trước mặt vẫn không độ được ta. Giữa ta và Phật nếu không có niềm tin thì ta sẽ không tiếp xúc với chánh pháp.

DSC 2207

Bài hát cũng là tiếng chuông cảnh tỉnh người tu: sống đúng theo giới luật thì sẽ được thanh tịnh, an lạc không chỉ cho chính bản thân mình mà còn giúp chúng sinh thoát khỏi phiền luỵ, khổ đau.

Cuối thời pháp Thầy mong tất cả mọi người đến chùa hãy lấy giáo pháp đặt vào tâm thuần khiết yểm trợ người tu cùng nhau đi trên đường đạo nhiệm mầu.

Tin: Lệ Ánh, Ảnh: Trường Nguyễn

Một số hình ảnh ghi nhận tại khóa tu:

DSC 2098

DSC 2099

DSC 2101

DSC 2102

DSC 2104

DSC 2106

DSC 2110

DSC 2112

DSC 2116

DSC 2118

DSC 2119

DSC 2123

DSC 2127

DSC 2132

DSC 2138

DSC 2135

DSC 2141

DSC 2145

DSC 2151

DSC 2157

DSC 2158

DSC 2163

DSC 2169

DSC 2174

DSC 2175

DSC 2177

DSC 2179

DSC 2183

DSC 2184

DSC 2200

DSC 2211

DSC 2215

DSC 2219

DSC 2223

Tin Tức Liên Quan