GIỮ LỬA TRONG TIM

26/03/2017 5:24
Sáng ngày 25/3/2017 (nhằm ngày 28/2 năm Đinh Dậu), Tăng thân Tu viện Khánh An hân hoan tiếp đón gần 400 thiền sinh về tham dự khóa tu “Giữ lửa trong tim” trong hai ngày 25 – 26/3/2017, do Quý Thầy cùng Quý Sư Cô thuộc tăng thân Làng Mai, Pháp Quốc hướng dẫn, đây là khóa tu đặc biệt dành cho giới trẻ và nhất là những người đang làm công tác thiện nguyện – những người đang hành Bồ tát đạo – sáng cho người niềm vui, chiều giúp người bớt khổ.


9h sáng cùng ngày, thiền sinh đã dần vân tập, Khánh An hôm nay được khoác lên màu áo tươi trẻ hơn hẳn mọi ngày. Đặc biệt, khi Quý Thầy, Quý Sư Cô thuộc Tăng thân Làng Mai có mặt cho khóa tu, rõ ràng đây là một niềm vui lớn cho những ai đã và đang thực tập Pháp môn Chánh niệm mà Sư Ông Làng Mai hơn nửa thế kỉ qua đã trao truyền khắp Đông – Tây thế giới. Chánh niệm là gì mà có công năng to lớn đến vậy? Có lẽ, sự có mặt của đại diện Tăng thân Đạo tràng Mai Thôn tại Tu viện Khánh An xuyên suốt qua hai ngày là lời giải đáp hữu hiệu nhất cho những ai còn đang thắc mắc.
Sau khi thiền sinh đã vân tập về đông đủ, hội chúng toàn thể hơn 400 người lần đầu được có cơ hội dùng cơm chánh niệm cùng nhau trong sự im lặng hùng tráng hạnh phúc lạ thường. Có lẽ, những ai đã được thực tập dùng cơm chánh niệm sẽ hiểu rõ hơn về diệu dụng của nó, còn những ai mới lần đầu tiếp xúc thì sao? Đừng lo, sự bỡ ngỡ cũng làm cho ta thích thú đến nhường nào.

DSC 1520
Sau giờ cơm, hội chúng vào thời thiền buông thư. Đây là cách hữu hiệu để chúng ta nuôi dưỡng thân và tâm; Và cũng là cách chúng ta tái lập năng lượng chánh niệm cho những tạo tác của mình.
14h cùng ngày, Toàn thể hội chúng tổ chức buổi khai mạc khóa tu cũng như giao lưu cùng với quý Thầy và Quý Sư cô.
Thay lời khai mạc, Thầy Viện chủ chia sẻ, Khánh An đã tổ chức rất nhiều khóa tu từ trước đó, song đây là khóa tu rất đặc biệt vì sự có mặt của Quý Thầy cùng Quý Sư Cô thuộc Tăng thân Làng Mai đồng tham gia và hướng dẫn. Thầy chia sẻ thêm về buổi dùng cơm chánh niệm hồi trưa, Thầy nói rằng, hội chúng mình ngồi thật đẹp như một bông hoa nhiều mau sắc. Hoa thì khoe sắc nhưng ngoài sắc ra, hoa còn tỏa ngát hương nữa, sắc thì biểu hiện bên ngoài còn hương thì từ nội tại tỏa ra. Vậy nên, chỉ ngắm hoa thôi chưa đủ mà phải còn cảm nhận được hương thơm nữa. Thầy nói thêm, chúng ta phải sống như một bông hoa đầy đủ sắc và hương, và nếu chúng ta có sự tu tập thì sẽ làm nguồn an lạc cho mình và cho người.

DSC 1541

DSC 1547
Sau lời của Thầy là sự chia sẻ của Thầy Pháp Dung, Thầy nói, bản thân Thầy là một kiến trúc sư, sống ở Mỹ từ nhỏ, trước khi biết đến Pháp môn của Sư Ông, Thầy là người sống thiên về cảm tính, lúc nào cũng bị lôi cuốn theo đối tượng và trần cảnh, cái tâm lúc nào cũng theo hoặc là đối tượng này, hoặc là đối tượng khác, cuộc sống như vậy không cho Thầy có an lạc. Nhưng khi gặp được Sư Ông, Thầy đã biết sống và biết thương mình hơn, Thầy biết giữ ngọn lửa trong tim mình để giúp mình và giúp người.

DSC 1589
Thầy Pháp Khởi thì chia sẻ về hơi thở ý thức, Thầy nói rằng, chúng ta nên biết quay về với hơi thở của chính mình một cách chánh niệm, “thở vào, ta biết ta đang thở vào; thở ra, ta biết ta đang thở ra”. Chúng ta nên chăm sóc hơi thở như chăm sóc bông hoa hay như ngọn lửa, nếu không, bông hoa sẽ héo tàn và ngọn lửa cũng mất đi. Thầy nói rằng, hơi thở ý thức có thể thực tập trong bất cứ hoàn cảnh nào, ngay cả khi ở ngoài đường hoặc những lúc nghe điện thoại, nếu chúng ta biết quay về với hơi thở thì chúng ta mới thực sự sống với chính mình trong hiện tại, bởi vì hiện tại chỉ trong hơi thở, sau một hơi thở, hiện tại đã thành quá khứ rồi.

DSC 1625
Tiếp theo, Sư Cô Phú Nghiêm chia sẻ về sự im lặng hùng tráng và công năng diệu dụng của nó, Cô nói, thực tập im lặng hùng tráng là một sự tự do lớn của chính mình. Sư Cô còn chia sẻ thêm về thiền hành cũng như thiền tọa, trong đó Cô có chia sẻ về những phương pháp hành thiền của chính mình và Cô cũng khuyến khích hội chúng có những bí quyết hành thiền mới có thể chia sẻ để cùng nhau thực tập.

DSC 1626
Đại diện hội chúng, Thầy Quảng Thức có đặt ra câu hỏi làm thế nào để thực tập nghe chuông chánh niệm và ý nghĩa của tiếng chuông cũng như công hiệu của nó. Thầy Pháp Khởi đã hoan hỷ trả lời cho hội chúng được hểu thêm. Thầy nói, tiếng chuông chỉ là phương tiện, nếu chúng ta muốn thực tập thì tiếng động nào cũng được xem như là tiếng chuông; ra đường thì lấy tiếng còi xe làm tiếng chuông, dùng điện thoại thì lấy chuông điện thoại làm tiếng chuông, miễn sao là chúng ta biết quay về với hơi thở ý thức là một nguồn an lạc lớn.

DSC 1534
Buổi khai mạc và giao lưu, hướng dẫn tổng quát về khóa tu đã kết thúc trong niềm hoan hỷ lớn của hội chúng. Tại đây, hội chúng cũng chia gia đình Pháp đàm để cùng dùng chiều và chấp tác theo lịch trình của khóa tu.
Sau khi dùng chiều theo từng gia đình Pháp đàm, hội chúng bước vào thời kinh tối, thiền tọa và thực tập ba cái lạy:
Lạy thứ nhất: Năm vóc sát đất, con tiếp xúc với tổ tiên và con cháu của con trong hai dòng tâm linh và huyết thống.
Lạy thứ hai: Năm vóc sát đất, con tiếp xúc với mọi người và mọi loài đang có mặt với con giờ này trong sự sống.
Lạy thứ ba: Năm vóc sát đất, con buông bỏ ý niệm về hình hài và thọ mạng.

DSC 1788

DSC 1814
Có thể nói rằng, Pháp môn thiền lạy có tác dụng vô cùng lớn, nó có thể giúp chúng ta thoát ly sanh tử ngay trong đời này mà cái lạy thứ ba là thể hiện rõ nhất điều đó.
Tiếp theo, hội chúng theo từng gia đình Pháp đàm hoạt động mô hình workshop (các lớp chuyên đề). Hoạt động này giúp các gia đình có thể gắn kết và hiểu nhau hơn thông qua những chia sẻ, có thể là niềm vui, nỗi buồn và cũng có thể là những khó khăn vướng mắc trong cuộc sống. Quý Thầy cùng Quý Sư Cô cùng với những kinh nghiệm từ sự thực tập đã tận tình giải đáp những vướng mắc cho thiền sinh.

DSC 1914

DSC 1906
Hội chúng im lặng hùng tráng vào lúc 22h cùng ngày.
Trung Pháp – Trung Nhân

Một số hình ảnh trong khóa tu:

DSC 1448

DSC 1459

DSC 1470

DSC 1483

DSC 1487

DSC 1493

DSC 1498

DSC 1499

DSC 1502

DSC 1508

DSC 1513

DSC 1518

DSC 1520

DSC 1521

DSC 1527

DSC 1545

DSC 1550

DSC 1564

DSC 1606

DSC 1634

DSC 1521

DSC 1611

DSC 1622

DSC 1637

DSC 1640

DSC 1643

DSC 1654

DSC 1656

DSC 1660

DSC 1664

DSC 1672

DSC 1746

DSC 1759

DSC 1761

DSC 1767

DSC 1778

DSC 1779

DSC 1781

DSC 1782

DSC 1787

 

DSC 1795

DSC 1796

DSC 1800

DSC 1801

DSC 1810

DSC 1809

DSC 1818

DSC 1841

DSC 1838

DSC 1847

DSC 1854

DSC 1861

DSC 1870

DSC 1872

DSC 1875

DSC 1881

DSC 1882

DSC 1884

DSC 1885

DSC 1902

DSC 1914

DSC 1916

DSC 1932

Tin Tức Liên Quan