Khai mạc khoá tu Hoa Phượng Đỏ và pháp thoại "Bốn Cái Học"

23/07/2017 2:09
Đêm 21/7/2017, Tu viện Khánh An đã khai mạc khóa tu “Hoa Phượng đỏ". Đối tượng tham dự là các thiền sinh độ tuổi học trò. Đây cũng là dịp để các bạn có điều kiện tu học, vui chơi bổ ích trong những ngày hè


Trong đêm khai mạc, Thầy Viện chủ đã có thời pháp tâm huyết dành cho các thiền sinh. Bài pháp với nội dung nói về bốn cái học là, Trí dục, Đức dục, Thể dục và Mỹ dục.

Đầu bài pháp thoại, Thầy cắt nghĩa về tên gọi khóa tu. Thầy nói, thế gian có nhiều loài hoa và mỗi loài đều có ý nghĩa biểu tượng riêng. Hoa sen biểu tượng cho Đức Phật - gần bùn mà vô nhiễm, sinh trưởng ở chỗ thấp trũng mà khí chất thanh cao. Hoa hồng biểu trưng cho tình mẹ trong dịp Vu Lan. Hoa huệ thì dành nói về tình cha và Cẩm chướng thì dành cho tình bạn. Trong khi đó, Hoa phượng thì nói về tuổi học trò nên cũng được gọi là "Hoa học trò".

image022

Không biết từ bao giờ, Hoa phượng đã gắn liền với mái trường, với lớp học và biết bao kỉ niệm học trò.

Từ hình ảnh "Hoa học trò", Thầy nói rộng về bốn cái học là: Trí, Đức, Thể và Mỹ.

Trí học hay trí dục là sự học để mở mang kiến thức, mở rộng hiểu biết nhằm kiến tạo một xã hội tiến bộ và hiện đại. Thầy kể cho hội chúng nghe về chuyến từ thiện của Tu viện tại Hà Giang cách đây hai ngày. Tại đây, người dân sống trong thiếu thốn mọi điều và nhất là đói trí tuệ. Thầy khẳng định, đói trí tuệ là nguyên nhân dẫn đến đói những thứ khác một cách dai dẵng. Vậy nên, Thầy khuyến khích các thiền sinh đang còn ngồi trong ghế nhà trường hãy cố gắng học tập để làm lợi ích cho mình, cho gia đình và cho quê hương, đất nước. Thầy nói, túi khôn muôn đời, sự học là vô tận.

image024

Nhưng có Trí dục thôi chưa đủ, chúng ta cần phải có nhân cách nữa nên Thầy đề cập đến yếu tố thứ hai là “Đức dục”. “Tiên học lễ - hậu học văn”, Thầy nói, đây là nguyên tắc chung cho mọi cái học trên đời. Đức là cội nguồn để tạo nên một con người nhân cách hữu dụng. Xã hội thừa kiến thức thiếu đạo đức thì sẽ loạn, sẽ xung đột, sẽ tranh chấp.

Có đức chúng ta sẽ có sức mạnh nội tâm, hãy “lấy đức chế nhân” là phương thức của mọi xử sự.

Nhưng bên cạnh đạo đức xã hội, còn có một đạo đức cao sâu hơn nữa là đạo đức tâm linh. Ở đây được hiểu là giáo pháp của Đức Phật. Đạo đức tâm linh rất quan trọng, vì theo Thầy, nếu không có đạo đức tâm linh, con người không có niềm tin vào nhân quả, nghiệp báo. Từ đó lẽ sống bị lệch lạc và rất dễ bị sa ngã. Vậy nên, xã hội cần nên phát triển theo chiều rộng của kiến thức và theo chiều sâu của đạo đức mà nhất là đạo đức tâm linh.

Ngoài Trí dục và Đức dục, yếu tố quan trọng thứ ba là “Thể dục”. Thầy nói, đây là cách để phát triển thân thể, giữ gìn sức khỏe kiện tráng. Sức khỏe là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến mọi thành công. Ngoài sức khỏe thân thể, chúng ta còn sức khỏe tâm linh nữa, Thầy dạy, giữ gìn sức khỏe tâm linh là phải diệt trừ tham, sân, si theo phương pháp của Phật.

image026

Cuối cùng, Thầy nói về Mỹ dục là những giá trị thẩm mĩ trong cuộc đời, học Mỹ dục là học cách nhìn nhận những cái hay, cái đẹp để ta có nhãn quan sống tích cực hơn.

Pháp thoại kết thúc trong sự hoan hỷ của hội chúng.

Trung Lưu - Trung Nhân.

Một số hình ảnh ghi nhận:

image001

image002

image004

image003

image005

image006

image009

image013

image015

image014

image017\

image018

image020

image021

image026

image025

image027

image029

image030

 

 

Tin Tức Liên Quan