NGƯỜI LÁI ĐÒ THẦM LẶNG

22/11/2016 3:39
“Thời gian ơi! Xin dừng lại đừng trôi/ Cho chúng con khoanh tay cúi đầu lần nữa/ Gọi tiếng Thầy với tất cả tin yêu…”

Có lẽ ai trong chúng ta cũng đã trãi qua cái tuổi học trò, cái thời áo trắng cắp sách đến trường với biết bao mơ ước hoài bão, nhng lo âu bất cht, những khát vọng vội đến vội đi trong tương lai.

Đã bao người ra đi, nhưng có mấy người tìm lại. Thầy cô như những người lái đò thầm lặng đưa chúng ta qua sông truyền trao kiến thức với biết bao công sức và tâm huyết. Chỉ mong sao chúng ta sống tốt, thành danh, giúp ích cho đời, cho xã hội.

Ngày 20.11 năm nay, sao lòng tôi cảm xúc hơn bao giờ hết, những giọt nước mắt muộn màng, vô tình bỗng rơi khi nghĩ về những người Thầy, những người Cô đã lâu rồi tôi không có dịp gặp lại. Tôi nhớ tất cnhững Thầy, Cô từ thời mẫu giáo cho đến khi ri giảng đường đại học. Có những người nghiêm khắc, những người dịu hiền, những người đã khuất… và những người đã đi xa, những người tôi thoáng gặp lại và những người tôi chưa bao giờ gặp lại trong cuộc sống khá nhiều lo toan, bộn bề của mình. Tôi nhớ… nhnhng quí Thầy, Cô tôi đã từng có cơ hội tu học trên con đường học Đạo.

Tuổi thơ tôi là một vùng quê miền tây sông nước, cuộc sống tuy nghèo khổ khó khăn nhưng với tôi đó là may mắn vì tôi đã trãi qua nhiều ký ức đẹp. Ngày ấy đi học khó khăn, tuy chỉ là mẫu giáo nhưng lớp hc là được gọi là “lò gạch” cách nhà hơn 2km, không sang trọng, tiện nghi và đầy đủ như bây giờ. Ba mẹ tôi phải đưa rước tôi đi học trên chiếc xe đạp tầm vong cũ kĩ, nhiều lúc bận việc đồng án không ai đưa rước nên tôi phải bỏ học. Thời ấy khó khăn, cô giáo tôi vẫn đi dạy bằng phương tiện xe đạp. Cô rất thương cho hoàn cảnh gia đình tôi, muốn tạo điều kiện cho tôi đến trường, cô đã thay cha mẹ tôi đưa đón tôi đi học. Ngày qua ngày, cô vẫn “đèo” tôi như thế, tôi ngồi sau xe ôm cô thật cht như chính mẹ của mình, vui nhất là hôm nào có cái bánh, có trái cam, trái quýt cô mang theo cho tôi. Tuổi thơ đơn giản nhưng đã để lại trong tôi dấu ấn sâu sắc và khó quên.

Tôi rất may mắn vì đi học luôn được thầy, cô thương và quan tâm, thậm chí, lên đến cấp 1, cấp 2 vẫn như thế! Thầy cô vẫn thay nhau rước tôi đi học và đưa tôi về sau giờ tan trường, luôn là điểm tựa giúp tôi vượt qua khó khăn.

Rồi lên đến cấp 3, thầy, cô có vẻ nghiêm khắc hơn vì áp lực ôn thi đai học. Những buổi phụ đạo ngoài giờ không ngại mệt mỏi, Thầy giản dị lắm, vẫn đi dạy với chiếc xe đạp cũ sờn, với một quyển sách và một hộp phấn. Thầy không quan tâm đầu tuần hay cuối tuần, buổi sáng hay buổi tối chỉ biết tận tâm, tận tụy chỉ mong sao chúng tôi thi đại học thật tốt, đậu hết đại học là thầy vui rồi.

Lên đến Đại Học rời xa quê để bắt đầu cuộc sống mới, môi trường mới. Một cuộc sống văn minh, hình ảnh phấn trắng bảng đen được thay bằng viết lông, máy chiếu. Thay vì những bài toán cộng trừ nhân chia, những bài học cơ bản thì tất cả là những bài chuyên sâu về lĩnh vực chuyên môn. Mỗi thầy cô là một bộ môn với nhng dấu ấn riêng.

Ngày ấy Thầy trưởng khoa TMQT vui lắm! Giọng Thầy khỏe, giảng xuyên suốt không mệt mỏi, kết thúc bằng câu:

“Sao, tôi nói nảy giờ các em có hiểu gì không? Có ai thắc mắc gì không? Ai thắc mắc? Ai dám giơ tay lên hỏi?"

“Mắt lé 4 chiều nảy giờ ở đâu? Ngủ hả? Sao hỏi vớ vẩn vậy? . . .

Tuy mỗi người mỗi tính cách nhưng tất cả điều có điểm chung là sự nhiệt huyết hết mình, thanh cao tận tụy với nghề, yêu thương học trò như chính những đứa con của mình. Thầy cô chỉ hy vọng chúng tôi đậu tốt nghiệp, ra trường có ng việc ổn định và là người thành công, thành đạt trong xã hội

Những ký ức đẹp, dễ thương, giản dị và thâm tình về Thầy cô luôn là hành trang cho chúng tôi bước vào đời. Thầy cô luôn là người dẫn đường chỉ lối, vun đăp ước mơ, giúp chúng tôi bay cao, bay xa hơn để rồi xa quá chúng tôi lại ít có cơ hội về thăm lại. Hơn 20 năm rời xa mái trường xưa, cuộc sống mưu sinh nơi xứ người ít có dịp về thăm lại Thầy cô, một số người tôi đã thoáng gặp lại và chưa bao giờ găp lại và cũng có một số người đã ra đi không bao giờ trở lại.

Thời chúng tôi không hiện đại về phương tiện và công nghệ như bây giờ. Nếu như ngày xưa chúng tôi phải đi bộ, hoặc đi nhờ xe Thầy cô thì các bạn bây giờ đi học bằng xe tay ga, ô tô, taxi grab, uber… hoặc được cha mẹ, tài xế riêng đưa đón. Làm sao các bạn cảm nhận được cảm giác vô tư, hồn nhiên và xúc động trên chiếc xe đạp cũ kĩ, thấm đẫm mồ hôi của thầy cô? Ngày xưa, không có điện thoại, không có mạng nên dễ dàng mất liên lạc nếu Thầy cô về hưu, chuyển công tác, không được kết nói kết bạn zalo, facebook hiện đại như các bạn bây giờ. Tôi bỗng thấy đau khi tất cả ký ức hồi về, thời gian trôi qua nhanh quá, sự trưởng thành ca chúng tôi chính là sự hy sinh thầm lặng của biết bao người lái đò đưa chúng tôi qua sông đến bến bờ kiến thức, mỗi một chuyến đò với biết bao công sức và tâm huyết, nặng trĩu những kiến thức và tình cảm mộc mạc của thầy cô.

Giờ đây, Tôi chỉ muốn tìm lại cảm giác bình yên, ngây thơ hồn nhiên của một đứa trẻ như ngày nào được ngồi sau xe đạp ôm Thầy, ôm cô thật cht nhưng có lẽ đã không còn kịp nữa vì thời gian đã lấy đi tất cả, Ngày 20.11 năm nay, tôi trân trọng những gì tôi đang có, tôi trân trọng ngay giây phút hiện tại nơi đây, những người đang hiện hữu và những người đang có mặt. Tôi đã đến thăm rất nhiu quí Thầy, Quí Cô từ nơi tôi quy y, học đạo, từ Chùa Giác Ngộ, Ấn Quang và Tu Viện Khánh An, tt cnhững người Thầy công sở đang truyền đạt chỉ dạy tôi trong công việc hiện tại. Bởi tôi hiểu, nếu Thầy cô ở những ngôi trường xưa là người dạy cho tôi đánh vần, viết từng nét chữ a, b, c thì Quí Thầy, Quí cô là người truyền trao, chỉ dạy giúp tôi tiến tu trên con đường giải thoát thoát khỏi vô minh, sống tốt hơn, ý nghĩa hơn. Đâu đó những bài pháp, những bài kinh, những cử chỉ sống mặc dù rất thầm lặng nhưng đã làm thay đổi biết bao con người từ vô minh đến giác ngộ.

Xin kính dâng những đóa hoa tươi thắm, những lời thành kín và tri ân sâu sắc nhất đến tất cả các Thầy cô – người lái đò thằm lặng nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20.11

Tp HCM, ngày 20 tháng 11 năm 2016

Giác Tâm Anh

Tin Tức Liên Quan