Cần hiểu rằng: “Học ai dù chỉ một ngày, cũng xem người ấy là Thầy của ta”. Đây cũng là tinh thần: “Một ngày là thầy, suốt đời là cha” mà cổ thánh tiên hiền từ muôn ngàn đời dùng làm phương châm để răn dạy hàng hậu bối phải tri kính người dạy dỗ mình. Lại có câu: “Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lí”, vậy nên, không có thầy thì không thể học được, thầy là người mài dũa miếng ngọc thô thành bảo ngọc, ngọc thô ấy là chính là những hàng đệ tử đang cầu đạo quanh thầy. Nếu không có Thầy làm sao tỏ lối; chẳng thấy được thị phi chân, giả. Cũng với nỗi niềm đó, hàng đệ tử tại gia của Thầy – những người đang sống đời thế tục nhưng vẫn miệt mài giữ gìn năm giới quý báu và hộ trì Tam Bảo – đã xúc động bày tỏ:
Phật tử Nguyên Giới đến từ Hà Nội xúc động nói, cô biết đến Thầy cách đây 6 năm trước, khi Thầy có dịp ra miền Bắc hoằng pháp, khi học pháp từ thầy cô có nhiều chuyển hóa tốt đẹp trong cuộc sống, đây là điều mà người Phật tử như cô hằng mong ước.
Chú Khánh Toàn thì chia sẻ: “Trước khi gặp Thầy, suy nghĩ của con luôn thực dụng, là một doanh nhân, con luôn tìm cho mình những giá trị trong kinh doanh, 1+1 phải = 2, nhưng khi gặp được Thầy, Thầy đã chỉ cho chúng con biết có những giá trị còn giá trị hơn những giá trị mà chúng con hằng theo đuổi”.
Cô Diệu Vân - từ Cộng hoà Czech thì bộc bạch: “Khi chưa gặp Thầy, chúng con chỉ biết làm lụng buôn bán, đắt hàng thì vui, ế hàng thì buồn, gặp Thầy rồi, Thầy chỉ cho chúng con biết cách tạo niềm vui trong cuộc sống” trước những được mất bại thành.
Quỳnh Anh, cô sinh viên trẻ cũng vui vẻ tâm sự, nhờ Thầy, nhờ khoá tu mà con biết được giá trị đích thực của miếng ăn, con đã ngồi nhai đến khi cơm thành nước để thấy ăn là nghệ thuật nuôi thân; nhờ Khoá tu mà con đã biết đi chậm lại, đi thảnh thơi, đi có ý thức, đi, com hạnh phúc vô cùng vì đã biết được Phật pháp.
Hàng đệ tử xuất gia của Thầy, những người đang nương theo Thầy viễn ly cuộc đời thế tục, nương theo giới đức của Thầy mà sống đời phạm hạnh, hôm nay, cũng đã có dịp quỳ dưới chân Thầy để dâng đôi lời bộc bạch kính niệm ân đức.Thầy Trung Đạt thay mặt toàn thể huynh đệ trong Tăng thân đọc văn tác bạch kính dâng lên Thầy. Trong lời tác bạch nói rõ ân đức của Thầy suốt mấy mươi năm dựng chùa tạo tăng, dựng chùa càng khó bao nhiêu thì tạo tăng lại càng khó hơn thế nữa. Bởi vì chúng con còn ngây dại, tâm còn vướng bụi hồng trần nên cần phải để Thầy lưu tâm dạy dỗ nhiều hơn, mặc dù thân Thầy còn gánh vác việc Giáo hội và những Phật sự trong và ngoài nước. Thầy Trung Đạt thay lời huynh đệ trong Tăng thân dâng lên lời khánh mừng Thầy thêm tuổi thọ và cũng không quên sám hối trước Thầy những non kém, vụn dại, lỡ lầm của hàng đệ tử đã khiến thầy phiền.
Mượn bài thơ “Nguyện Cầu” của Vũ Hoàng Chương, Thầy viện chủ đọc lên và phân tích ngữ nghĩa. Thầy đọc:
“Ta còn để lại gì không?
Kìa non đã lở, này sông cát bồi
Lang thang từ độ luân hồi
U minh nẻo trước xa xôi dặm về
Trông ra bến hoặc, bờ mê
Nghìn thu nửa chớp, bốn bề một phương
Ta van cát bụi bên đường
Dù nhơ, dù sạch đừng vương gót này . . .
Mượn lời thơ, Thầy đã truyền đạt cho hội chúng về ý thiền trong đó. Thầy nhấn mạnh “Ta còn để lại gì không”, giữa cuộc chơi trần thế này, vô thường chớp nhoáng, sinh tử khôn lường, cái tử nằm trong cái sanh và cái sanh sanh từ cái tử, Thầy ví dụ như trong cơ thể chúng ta, vô số tế bào chết đi mỗi ngày để ta tồn tại cũng để để ta quán chiếu được tính tương tức trong sanh tử. Thầy nói rằng, một người tu có sự tu tập khi chết đi thì pháp lạc còn để lại cho thế gian, nếu không có sự tu tập thì cũng như người thế gian mãi đi theo vòng xoay sanh tử.
Thầy nói thêm, cái Thầy học được từ Đức Thế Tôn và chư Thầy tổ là giáo pháp. Do vậy, cái "Ta còn để lại gì không" đối với Thầy cũng là giao pháp. Dù Thầy không còn có mặt trên đời nữa nhưng nếu người đệ tử biết thực hành giáo Pháp chính gìn giữ cái Thầy để lại.
Sau cùng Thầy khuyến tấn hội chúng tinh tấn tu tập để có được tình thương, ánh sáng và trí tuệ của Đức Phật. Thầy dạy, tình thương của thế gian thì còn chấp vào thân sơ, huyết thống còn tình thương của chư Phật là tình thương đại đồng, không phân biệt; Ánh sáng nhật nguyệt còn bị che lấp bởi mây trời, sông núi còn ánh sáng của chư Phật thì bao trùm cả thái không; Trí tuệ con người còn vướng vào sở học cá nhân còn trí tuệ của Đức Phật thì thấu suốt không ngằn mé. Với những điều đó, Thầy đã có lời khai mạc khóa tu và sách tấn hội chúng tiến tu trên con đường đạo.
Suyên suốt đêm thiền trà ý nghĩa này được xen kẻ những ca khúc cúng dường lên Thầy và hội chúng. Đó là những tiết mục của Thầy Trí Thông, cô Diệu Thanh, Diệu Vân, Quỳnh Anh, nhóm công quả tại Tu viện . . .
Trung Pháp – Trung Nhân
Một số hình ảnh ghi nhận được:
Tin Tức Liên Quan
- KHAI MẠC KHÓA TU CÓ MẶT CHO NHAU LẦN 09 ( 1/05/2017 4:17)
- Khóa tu “Có Mặt Cho Nhau” - Lần 8 ( 3/04/2017 4:41)
- Khoá tu Có Mặt Cho Nhau cuối năm Bính thân ( 8/01/2017 6:35)
- Khoá Tu Có Mặt Cho Nhau Lần 05: Niềm vui và Nụ cười (10/10/2016 8:16)
- Khai Mạc Khoá Tu Có Mặt Cho Nhau Lần 05 ( 9/10/2016 5:12)
- Ba chữ T trong khoá tu Có Mặt Cho Nhau lần 04 (12/07/2016 1:45)
- Khai mạc khoá tu Có Mặt Cho Nhau lần 4: Mưa trong lửa trại (11/07/2016 4:31)
- Năm chữ H trong khoá tu Có Mặt Cho Nhau lần III (11/04/2016 10:05)
- Thư gửi các bạn chưa dự Khoá tu "Có Mặt Cho Nhau" ( 4/04/2016 8:55)
- Cảm nhận về khoá tu CÓ MẶT CHO NHAU LẦN II (30/01/2016 5:26)