Ngày tết, suy gẫm về cội nguồn

1/02/2017 6:50

Trong mỗi chúng ta, từ khi có mặt trên cuộc đời này, cội nguồn là nơi cho ta bắt đầu mọi thứ. Thuận đạo thế gian, chúng ta có ông bà, cha mẹ là nguồn cội gần gũi nhất; xa hơn, chúng ta có tổ tiên từ bao đời trước nữa. Tiên tổ truyền thừa sự sống và ta là sự tiếp nối, tiếp nối hình hài và tâm thức đang hiện hữu nhiệm mầu. Người thế gian, mỗi khi tết về, xuân đến đều hướng tâm tưởng nhớ nguồn cội của mình. Đây là truyền thống đạo đức nhân bản từ bao đời nay của con người Việt.

DSC 5447
Đạo Phật cũng vậy, chẳng rời ý nghĩa nhân văn ấy, cứ mỗi tối giao thừa hằng năm, trong giây phút thiêng liêng cho một năm tiếp nối, Thầy Viện chủ cùng Tăng thân bổn viện, hướng về các tháp tổ, kính cẩn dâng hương tưởng niệm các bậc tiên tổ khai sơn tạo tự và các bậc tiền bối hữu công. Đó là “ ân đời” nhưng cũng là “ nghĩa Đạo”, những người con Phật luôn phải biết ghi nhớ ân nghĩa này. Nếu như người thế gian có tổ tiên huyết thống từ bao đời thì bậc tu hành phải biết lấy Thầy, Tổ làm gốc cội mà nương thân, đó là nguồn gốc của người xuất gia vậy.

DSC 5453
Người xưa có nói: “cây có cội, sông có nguồn”. Sẽ ra sao, nếu chúng ta đánh mất mối liên lạc tâm linh với tiên tổ bao đời; Đó là một tổn thất, là nỗi bất hạnh cho mỗi chúng ta.
“Cây không cội cây không trụ được
Sông thiếu nguồn cũng sớm cạn khô
Người thế gian cũng sẽ bơ vơ
Nếu trong tâm rời xa tiên tổ”
Cũng vậy, nếu người xuất gia rời xa Thầy, Tổ chẳng khác nào "Trẻ thơ thiếu mẹ; con khờ vắng cha”, rồi cũng sẻ trở nên lạc lõng giữa dòng Đạo pháp.
Vậy cho nên, cái đạo lí “uống nước nhớ nguồn” suốt mấy ngàn năm của ông cha, dù là xuất gia hay tại gia cũng đều nên gìn giữ, nhất là trong ngày Tết cổ truyền ý nghĩa của dân tộc.

DSC 5448


Nhật Bảo

Tin Tức Liên Quan