Mở đầu, Thầy
nhắn nhủ đại chúng nên suy ngẫm về sự hiện hữu của mình, cần phân biệt được đâu
là nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống, bởi khi vượt ra phạm trù cơ bản đó chính
là sự hưởng thụ. Cái chúng ta cần là làm đẹp vườn tâm chứ không phải chú trọng
vẻ hình thức bên ngoài.
“Tri túc thường lạc”. Thầy khuyên đại chúng cần trân trọng sự sống của mình. Mỗi người chỉ có một tấm thân duy nhất trên đời, vì thế ta phải biết hài lòng với bản thân, đừng đánh mất chính mình, đừng để bị chi phối bởi những cái không phải mình.
Nhật nguyệt
xoay vòng, trong cuộc sống, sự vật hiện tượng diễn ra không gì khác ngoài “mắt,
tai, mũi, lưỡi, thân, ý” tiếp xúc với “sắc, thinh, khí, vị, xúc, pháp”: mắt
nhìn hình sắc, tai nghe âm thanh, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, thân xúc chạm và ý
tư duy. Khi tiếp xúc với trần cảnh sẽ cho ra nhận thức phân biệt, từ đó mà cảm
thọ khởi lên.
“Tham” là nắm
giữ, “sân” là phản ứng và “si” là mãi tìm kiếm; cả ba đều đem đến khổ. Thế nên,
không ai khác ngoài chính bản thân chúng ta quyết định cuộc sống của mình sẽ là
hạnh phúc hay khổ đau. Bất cứ điều gì diễn ra ta cần đề cao cảnh giác, chỉ ghi
nhận là nó đang diễn ra mà thích nghi với từng hoàn cảnh, chứ không vì thế chuốc
khổ vào mình. Hãy chánh niệm tỉnh thức, quay về, nhìn lại, đừng tìm kiếm những
gì phù phiếm, xa hoa hay dính mắc vào vẻ hào nhoáng bởi địa vị và cả những sự
ngưỡng mộ, tôn vinh của mọi người.
Căn nguyên của khổ đau chính là sự mong cầu, tham đắm và chiếm hữu. Tu hành không gì thay đổi hơn là nhìn sự vật trôi chảy như nó đang là, đừng để bị đồng hóa rồi cuốn theo thì tự khắc bình an hạnh phúc sẽ có mặt - ngay bây giờ và ở đây.
Thầy nhắn gửi
đại chúng cần biết sống cho hiện tại, an trú để có được bình an chứ đừng mong cầu
vọng tưởng điều gì xa xôi. Trên tất cả, phải nhìn thấy được chân lý không thay
đổi của cuộc đời: "Tất cả đều đổi thay". “KHÔNG mới là hạnh phúc”:
không lo lắng, không sầu não, không toan tính thủ đoạn, không hồi hộp, sợ hãi…
đó chính là hạnh phúc. Chúng ta “có” bao nhiêu thì khổ đau sẽ thêm bấy nhiêu,
càng “có” thì càng khổ. Vậy nên chỉ cần nhìn lại, không dính, không chấp vào điều
gì, phụng sự bằng lý tưởng và tinh thần Đạo pháp góp phần làm lợi lạc nhân
sinh.
Chỉ cần nhìn
lại, ta sẽ thấy cái được - mất cùng ở trong nhau, từ đó là đưa ra sự lựa chọn
thấu đáo cho chính mình. Hãy sống dịu dàng với chính mình, nhận thức đúng giá
trị thật của mình, đừng sống chỉ để người khác hài lòng hay ghi nhận. Hãy tự
thay đổi mình phù hợp với hoàn cảnh sống, đừng lấy mình làm trung tâm, vô thường
là ta, vô ngã là ta, trong cuộc sống duyên sinh này, cầ. thấy được tính tương
thông để lòng thảnh thơi, bình an và hạnh phúc hơn.
Cuối cùng, Thầy
nhấn mạnh, hãy nhìn vào quy luật cuộc đời mà an nhiên sống. Tất cả đều vô thường,
chỉ cần ghi nhận và thích ứng, đó chính là điều tốt đẹp.
Kết thúc thời
pháp thoại đầy phúc lạc, các thiền sinh đã đặt câu hỏi về đời sống và tu học của
mình để được thầy giải đáp, chỉ dạy thêm.
Khánh Ngân
Tin Tức Liên Quan
- Khóa tu Sống Tỉnh Thức lần thứ 75 tại Tu viện Khánh An (24/10/2023 10:33)
- Tu viện Khánh An khai mạc khóa tu Sống Tỉnh Thức lần thứ 75 (22/10/2023 4:23)
- Khai mạc Khóa tu Sống Tỉnh Thức lần thứ 74 (27/09/2023 8:57)
- NGỒI THIỀN VÀ THIỀN HÀNH - KHÓA TU SỐNG TỈNH THỨC 74 (27/09/2023 8:57)
- PHÁP THOẠI “CÁC CẢNH GIỚI CHÚNG SANH" KHOÁ TU SỐNG TỈNH THỨC 74 (27/09/2023 8:57)
- Khánh An Tổ Chức Lễ Cầu Siêu Vụ Hoả Hoạn Tại Chung Cư Mini Khương Hạ, Hà Nội (26/09/2023 7:37)
- PHÁP ĐÀM - KHOÁ TU SỐNG TỈNH THỨC 74 (26/09/2023 7:37)
- KHOÁ TU SỐNG TỈNH THỨC LẦN THỨ 73 (28/08/2023 12:42)
- Lắng đọng lễ thắp nến và bình thơ Vu lan khai mạc khóa tu Sống Tỉnh Thức lần thứ 73 (27/08/2023 8:42)
- Pháp thoại “Tâm Chiêu Cảm” trong khóa tu Sống Tỉnh Thức lần thứ 72 (31/07/2023 1:17)