VỮNG CHÃI TRƯỚC THỊ PHI

11/04/2016 7:53

“Muốn nên được việc lớn thì phải biết quên những gì mình muốn trọng để trọng những gì mình đã quên”

(Đại sư Pháp Hiển)

Từ vô lượng kiếp chúng ta đã lang thang trong vòng luân hồi sinh tử cũng vì tham đắm vào ngũ dục, lục trần… mà đã quên đi bản tâm thanh tịnh của mình. Chính từ sự tham đắm, dính mắc đó mà chúng ta đã tự chuốc lấy khổ đau cho mình và cho người khác. Chúng ta đã hứng quá nhiều khổ đau, nỗi khổ phải chia cắt người mình thương, nỗi khổ của cầu bất như ý… và một nỗi khổ rất thực tế mà thường gặp nhất là nỗi khổ thị phi do người khác đem đến cho mình. Sống ở trên đời có những chuyện mình không làm và cũng chẳng liên quan gì tới mình thế mà người ta vẫn cứ tìm cách nói xấu và vu khống cho mình. Đó là một nỗi đau. Nỗi đau càng tăng lên khi chính bản thân mình toàn tâm toàn lực giúp đỡ, muốn cho người khác tốt hơn nhưng rốt cuộc rồi cũng chỉ nhận lại những lời chỉ trích, vu khống và nhục mạ. Một nỗi đau thật sự lạnh buốt cả tim gan. Chính những nỗi đau về kiếp người đó mà một vị cao tăng trong quá trình tu hành phải thốt lên rằng: “Đừng ai đến với tôi để làm tôi đau khổ”. Hay một vị thiền sư khác lại viết: “Thị phi niệm rụng theo hoa sớm. Danh lợi lòng băng với bão đêm”.

Nhìn lại những truyện trong nhà Phật có rất nhiều chuyện thị phi vu khống xảy ra đối với những bậc tu hành chân chính. Như chuyện một thầy Tỳ kheo đến trước Phật tố cáo Tôn giả Xá Lợi Phất đã xúc phạm thầy rồi bỏ đi. Phật cho gọi ngài Xá Lợi Phất đến hỏi nguyên do thì Thầy trình bày: “Bạch Thế Tôn, với nhng ai không an trú chánh niệm nơi thân thì người ấy mới có thể xúc phạm một vị đồng phạm hạnh rồi bỏ đi mà không xin lỗi. Nhưng con đã an trú chánh niệm nơi thân, tâm con ging như đất, nên dù người ta quăng đồ sạch hay đồ bẩn, quăng phẩn uế, nước tiểu, máu mủ hay nhổ nước miếng lên đất, thì đất cũng không lo âu, không xấu hổ và không nhàm chán. Cũng vậy, bạch Thế Tôn! Con đã an trú với tâm như đất, rộng rãi, bao la, vô lượng, không hận, không sân…thì đâu có lẽ nào con lại xúc phạm một vị đồng phạm hạnh rồi bỏ đi mà không xin lỗi”. Sau khi được đối chất với Xá Lợi Phất, thầy Tỳ Kheo lin cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật rồi bạch: “Bạch Thế Tôn! Con đã phạm tội trọng. Vì vô minh, ngu si, bất thiện con đã vu cáo tôn giả Xá Lợi Phất một cách vô ý thức, hư vọng, không thật. Mong Thế Tôn chng minh cho sự ăn năn hối lỗi ca con”.

Trong điển tích Trung Hoa có kể về chuyện Tử Cống hiểu lầm Nhan Hồi. Nhan Hồi là một trong những đệ tử xuất sắc của Khổng Tử, được người Trung Hoa tôn xưng là á thánh, chỉ đứng sau Khổng Tử một bậc. Có một lần Nhan Hồi nhận lãnh trách nhiệm nấu cơm cho đại chúng. Khi cơm chính vừa giở nắp nồi ra thì mạng nhện rớt vào nồi cơm. Nhan Hồi nhặt mạng nhện ra và lấy những hạt cơm còn dính trên mạng nhện mà ăn. Tử Cống đang múc nước ngoài giếng nhìn thấy miệng Nhan Hồi đụng đậy ngỡ rằng Nhan Hồi đang ăn vụng cơm bèn chạy vào nhà báo cho Khổng Tử. Khổng Tử Không tin và nói: “Tử Cống ạ! Từ mấy năm trước ta đã tin Nhan hồi là người có nhân rồi. Cho đên bây giờ ta vẫn tin chc như thế. Mặc dù con nói là đã tận mắt nhìn thấy Nhan Hồi ăn vụng cơm, ta vẫn không tin nó đã làm chuyện ấy, ở đây chắc là một nguyên nhân khác đó”. Khổng Tử cho gọi Nhan Hồi đến hỏi về việc ăn vụng cơm. Nhan hồi buông thõng hai tay, đứng thẳng lên, thật thà nói: “Đệ tử vừa nấu cơm, có một đám nhện rơi vào nồi cơm, con đành phải nhặt mạng nhện vứt ra, không ngờ có mấy hạt cơm dính vào đó. Con nghĩ rằng nếu nht những hạt cơm này bỏ trở lại nồi thì cả nồi cơm đều dính bụi, mà nếu vứt đi thì thật đáng tiếc, thế là con đã ăn đi. Thưa thầy! Thầy nhìn đó, dấu vết của đám mạng nhện vẫn đang còn đó”. Từ đó về sau Tử Cống càng kính trọng Nhan Hồi hơn. Cho nên sống trên đời nhng việc ta nhìn thấy tận mắt chưa hẳn đã chính xác, huống hồ nghe người khác kể lại, nhất là người kể lại mang một tâm thiên kiến, lệch lạc thì chắc gì đúng được. Cho nên chúng ta phải có một cái nhìn và cái nghe cho thật sâu sắc.

Vào ngày xưa trong chốn già lam, những bậc thiền sư, tôn túc dạy đệ tử mình nhiều phương pháp khác nhau, tùy theo căn cơ. Có những lúc phải đánh, phải hét để xem đệ tử mình tu tới đau ri, có nhẫn được hay không. Nhiều vị đệ tử căn cơ thấp kém cho rằng ông Thầy mình ác quá. Như thiền sư Lai Quả - một cao tăng cận đại, dạy đệ tử mình vi nhiều cách khác nhau. Nhiều đệ tử chịu không nổi đi nói xấu ngài ác, ngài nói: “Tôi thà mang tiếng ác, chứ không để quí vị đọa vào địa ngục. Các vị giống như một thùng nước bị rỉ, phải lấy dây nịt cho chặt lại, phải bào mòn tập khí quí vị đi”. Đó là căn cơ của những bậc tu hành ngày xưa. Còn ngày nay thầy chỉ cần la một tí là đệ tử đã giận bỏ chùa đi rồi. Khi ra đi còn nói xấu thầy mình thế này thế nọ. Nếu thật sự là một người có nhân cách, có sự tu tập thì sẽ không bao giờ đi nói xấu dù ở hoàn cảnh nào.

Cho nên trong kinh Đức Phật dạy người tu hành phải tu thân, khẩu, ý cho thanh tịnh. Thị phi chẳng đem lại lợi ích gì mà tự làm tổn hại chính mình và người khác.  Phật day: “Người ngu si tự không có việc chi cấp bách, cũng không ai khiến làm, cũng không được gì mà tự đem lưỡi mình gây tội như vậy, thật là người đại cùng”.

Trong hoàn cảnh thị phi như thế như thế những bậc cao tăng, tôn túc hành xử hết sức tuyệt vời, đáng để chúng ta lưu tâm. Hòa thượng Quảng Khâm là một cao tăng cận đại, được rất nhiều người kính ngưỡng nhưng cũng không ít những kẻ đem lòng ganh ghét đố kị muốn hãm hại ngài. Có một hôm, một phóng viên nhà o lên núi định tống tiền và tỏ vẻ hăm dọa uy hiếp Ngài: “Ngòi bút của tôi rất lợi hại, nếu sư không đưa tiền tôi sẽ viết một bài nói xấu về sư”. Hòa thượng bình thản nói: “Anh cứ mặc tình đăng báo, tùy anh viết gì cũng được, tôi không cần ai cung kính. Người cung kính tôi, ngày ngày tôi vẫn nim chú đại bi, trì chú vào đại bi thủy. Người không cung kính tôi, tôi vẫn thanh tịnh ngồi thiền, niệm Phật”.

Hàn Sơn và Thập Đắc là hai vị thánh tăng. Một hôm Hàn Sơn hỏi Thập Đắc: “Ở đời có người đánh tôi, mắng tôi, làm nhục tôi, khi dễ tôi, dọa tôi, gạt tôi, chê i, khinh tôi, ăn hiếp tôi, cười nhạo tôi, cho đến đối xử khắc nghiệt với tôi, thì phải xử trí như thế nào?”. Thập Đắc đáp: “Chỉ cần nhn nhục họ, kính họ, sợ họ, tránh h, nhường họ, khiêm tốn với họ, không chống cự với họ, không cần để ý đến họ, rồi chờ ít năm ông hãy nhìn họ xem”. Đó là những ứng xử của bậc thánh.

Vấn đề cuối cùng muốn bàn đến là khi hoàn cảnh khó khăn, khổ sở sở đến với chúng ta. Chúng ta đừng trốn tránh mà phải đối diện, chuyển hóa và phải thấy cho được chất liệu quí giá của khổ đau. Như Mạnh Tử từng nói: “Trời muốn trao việc lớn cho người nào thì trước tiên phải khảo đảo họ”. Chỉ những người thật sự trải qua khó khăn, gian khổ thì mới có được một trái tim bao dung, một tình thương rộng lớn vì người đó biết rằng nỗi khổ của người cũng chẳng khác nỗi khổ của mình. Người đó sẽ luôn đem hạnh phúc đến cho mọi người khi nỗi khổ niềm đau của họ đã được chuyển hóa. Chúng ta hãy tập sống với tâm không dính mắc, làm tất cả mà không dính mắc. Không dính mc chúng ta sẽ an lạc và hạnh phúc. Trong kinh Trung Bộ Đức Phật dạy rất rõ rằng, Niết Bàn của chư Phật chính là “Vô Thủ Trước”, tức là không dính mắc. Thánh nhân luôn sống với một thái độ luôn lấy tâm của trăm họ làm tâm mình, không ép buộc ai làm theo ý mình. Các vị biết rằng không thể bắt con phượng hoàng hành xnhư một con chim sẻ và cũng không thể nào bắt con chim sẻ hành xnhư phượng hoàng được. Tùy căn cơ mà các vị độ sanh.

Trung Nhã

Tin Tức Liên Quan