Lễ Hằng thuận trong những ngày đầu năm 2017 tại Chùa Giác Minh, Praha 10, CH. Séc

11/01/2017 3:45
Lễ Hằng Thuận là một nét đẹp văn hoá, thể hiện rõ bản sắc dân tộc, và hơn thế nữa đó là một truyền thống mang đậm tính chất tâm linh cho người Phật tử tại gia biết quy hướng về Tam Bảo.

Cũng vì lẽ đó, mà đôi bạn trẻ VŨ DUY MINH - PD: PHÚC TRÍ và VŨ THANH DUNG - PD: AN DUNG, đã phát nguyện hướng về Tam Bảo để tổ chức Lễ Hằng Thuận tại chùa Giác Minh, Praha 10 - CH-Séc, vào ngày 07-01-2017 nhằm ngày 10-12 - Bính Thân.

Đến chứng minh cho buổi lễ, đạo tràng được cung đón ĐĐ. Thích Đức Đạt, trụ trì Chùa Giác Nguyện, TP Brno. ĐĐ. Thích Pháp Nhật, trụ trì Thiền Viện Pháp Quang, Đức quốc. Quý thầy đã hoan hỷ quang lâm về Chùa Giác Minh để gia trì và chú nguyện cho buổi Lễ được thành tựu, và đạo tràng cũng được tiếp đón các Phật tử từ các vùng lân cận như Brno, Plzen, Praha, Ceske Budejovoce...cùng các thân hữu hai họ.

Mở đầu cho buổi Lễ Hằng Thuận, Chư tăng và Phật tử đã trì tụng Kinh Phước Đức, đây là bản kinh mà Đức Phật đã dạy phương pháp để người Phật tử thực tập để đạt được đời sống an lạc và hạnh phúc trên nền tảng đạo đức.

Và sau lời tác bạch của đại diện phụ mẫu hai bên, Thầy Đức Đạt đã chia sẽ ý nghĩa của Lễ Hằng Thuận. Hằng là thường hằng, là luôn luôn. Thuận là hoà thuận trên tinh thần tương kính lẫn nhau trong đời sống vợ chồng.

Thay mặt chư tăng, Thầy Đức Đạt đã giảng rộng về năm chữ: Ái, Tín, Kính, Nhẫn, Xả. Ái là sư yêu thương, Tín là lòng tin tưởng lẫn nhau. Kính là kính trọng nhau. Nhẫn là sự nhẫn nhịn với nhau trong cuộc sống, và hãy buông xả những lỗi lâm của nhau. Năm điều này là chất liệu để xây dựng một gia đình hạnh phúc trong đời sống vợ chồng.

Tiếp nối chương trình là nghi thức Lạy thù ân để cảm niệm công đức cao dày của đấng sinh thành. Đây là nghi thức quan trọng để thấy được tinh thần tri ân và báo ân của buổi lễ.

Nghi thức " Phu Thê giao bái "được tiếp theo sau đó. Cổ đức có dạy rằng: Tương kính như tân. Cũng vậy trong đời sống lứa đôi, sự kính trọng lẫn nhau, biết hiểu và thương nhau thì đó mới là nền tảng vững chắc để giúp cho đời sống vợ chồng ngày càng gắn bó và cùng nhau đi trên con đường mình đã chọn.

Và quan trọng hơn hết là nghi thức trao nhẫn cưới. Chiếc nhẫn là biểu trưng cho sự chung thủy của " Tình chồng vợ, nghĩa kim bằng". Mà Thầy Thích Pháp Nhật đã chia sẽ rằng: Hình tròn của chiếc nhẫn thì điểm đầu cũng là điểm cuối. Vì lẽ đó sự thủy chung son sắc của vợ chồng cũng vậy, phải cùng nhau đi đến cuối con đường mà đó là con đường của tình yêu, của hạnh phúc nhờ sự thủy chung mà có được.

Kết thúc chương trình, Chư tăng cùng Phật tử tụng Thần Chú Tiêu Tai, cầu chúc cho đôi bạn trẻ PHÚC TRÍ và AN DUNG được trăm năm hạnh phúc.

Buổi lễ được thành tựu viên mãn, sự hân hoan đã hiện lên trên nét mặt của Tân lang và Tân nương cùng tất cả mọi người trong buổi lễ.

Một vài hình ảnh ghi nhận buổi lễ:

hang thuan praha 1

hang thuan praha 1

hang thuan praha 1

hang thuan praha 1

hang thuan praha 1

hang thuan praha 1

hang thuan praha 1

hang thuan praha 1

hang thuan praha 1

hang thuan praha 1

hang thuan praha 1

hang thuan praha 1

hang thuan praha 1

hang thuan praha 1

hang thuan praha 1

hang thuan praha 1

hang thuan praha 1

hang thuan praha 1

hang thuan praha 1

hang thuan praha 1

hang thuan praha 1

hang thuan praha 1

hang thuan praha 1

hang thuan praha 1

hang thuan praha 1

hang thuan praha 1

 

Tin: Lệ Đan
Ảnh: Trọng Bổng

Tin Tức Liên Quan