Pháp Thoại “Trái Bóng Cuộc Đời” Trong Mùa Trăng Cuối Năm Đinh Dậu

1/02/2018 5:16
Tối ngày 30/1/2017 (14/12 năm Đinh Dậu), trong bối cảnh cả xã hội đang còn hừng hực với chiến thắng đoạt ngôi Á quân bóng đá châu Á của đội tuyển U23 Việt Nam, Thầy Viện chủ đã mượn trái bóng sân cỏ để ví cho hội chúng thấy bản chất của “trái bóng cuộc đời”.

IMG 4791IMG 4792

Thầy mượn bối cảnh của một trận cầu được muôn triệu khán giả say mê trong đó, có trái bóng, có cầu thủ, có trọng tài, có huấn luận viên và có cộng đồng cổ động.

Thầy nói, bản chất của trái bóng là tròn trịa, tự thân nó không thiên đội bóng này cũng không vị đội bóng kia. Nó được ví như chân lí tồn tại khách quan; cái quan trọng là con người có sống đẹp, sống phù hợp với chân lý, sống chiến thắng tự thân như cầu thủ kia dùng sự khéo léo để chơi bóng hay không. Bản chất của trái bóng, tự thân nó không tồn tại sự thắng bại, vui buồn. Do sự khéo léo hay không khéo léo của đôi chân cầu thủ mà trái bóng    tạo nên thành - bại, thắng - thua. Trái bóng cuộc đời cũng vậy, tự thân nó không thiên vị, tuỳ thuộc con người có sống thuận, sống nghịch chân lý để dẫn đến hạnh phúc và khổ đau. Sự khéo nơi mỗi con người đưa đến những mặt tích cực nhất định. Nhưng Thầy cũng nói, có nhiều người sống chưa khéo với trái bóng cuộc đời, nên làm gì cũng sai, làm gì cũng đau khổ và làm gì cũng bị va chạm, xô xát với cuộc đời cũng như trường hợp cầu thủ chơi bóng vụng về để bị phạt, bị chấn thương,…Thầy kết luận sống ở đời cần có nghệ thuật, cần có kĩ năng như cầu thủ giỏi vậy chơi bóng vậy.

IMG 4786IMG 4789

Trong trận bóng, không thể thiếu trọng tài, trọng tài là người cầm cân nảy mực, là người nắm vững các luật lệ chơi bóng và các cầu thủ phải chơi đúng luật lệ đó. Thầy phân tích, trong cuộc sống cũng vậy, lãnh vực nào cũng đều có luật lệ riêng của nó, chúng ta sống đúng với luật lệ thì chúng ta thành công.

Huấn luận viên được coi như là hướng đi của toàn đội, là người hướng dẫn cầu thủ chơi bóng, huấn luận viên giỏi thì đội bóng mạnh và ngược lại. Trong đời sống cũng thế, Thầy khuyên chúng ta nên có cho mình những người Thầy để học tập, Thầy giỏi thì trò hay. Cho nên, phải biết chọn Thầy mà học, chọn bạn mà chơi.

Cổ động viên là thành phần sôi động nhất của trận bóng, thắng thì tán dương thua thì chê bai cầu thủ. Thầy nói, cuộc đời luôn có sẵn những người khen chê chúng ta như vậy, khen chê không phải vì tình thương mà vì tính hai lòng của họ. Đáp ứng được thỏa mãn cảm xúc thì khen, và ngược lại thì chê. Cũng những cầu thủ đó những mấy tháng trước thua trận thì không tiếc bất cứ lời nào để ..

. nặng lời, lớn tiếng. Cũng chính những cầu thủ đó nhưng hôm nay chiến thắng thì đưa tận mây xanh. Người học Phật, có thực tập, cần làm chủ cảm xúc, giữ tâm bình thản mà quán xét.

Cuối cùng, Thầy xét tổng thể của toàn đội bóng, mỗi người mỗi chức năng, không ai giống ai, tấn công thì cần tiền đạo, phòng thủ thì cần hậu vệ, giữ lưới thì có thủ môn, tất cả phải nương vào nhau để có đội bóng mạnh. Cuộc đời như Thầy chia sẻ, cũng có nhiều thành phần khác nhau trong xã hội, mỗi người mỗi nghề, những cốt tủy đều góp phần nên cuộc đời, không thể vì bản ngã, vì “dấu ấn cá nhân” mà làm ảnh hưởng đến cái chung.

IMG 4785IMG 4793IMG 4787

Thầy cũng nhắc nhở trái bóng cuộc đời hay trái bóng sân cỏ đều là hiện hữu khách quan, đừng vì tham ái mà làm méo mó chúng. Đừng vì tham ái mà dùng bóng đá để cá cược, đừng vì đồng tiền không chân chánh mà làm biến chất cuộc đời, đồng tiền phải làm ra từ mồ hôi mới đáng trân trọng.

Qua bài Pháp của Thầy có thể nhận biết rằng, cảm thọ nơi trái bóng, hay cảm thọ trong cuộc đời là thực tại khách quan của thế gian, song ái và thủ nơi cảm thọ đó là hậu quả dẫn đến khổ đau trong kiếp sống.

Thọ là khổ, dù là lạc thọ, khổ thọ hay xả thọ. Bản chất của thọ không ngoài sự thật về khổ của thế gian. Cái gì thuộc về thế gian là vô thường, khổ và vô ngã.

Khi nào chúng ta còn ngũ uẩn thì khi đó chúng ta còn có thọ. Các bậc Thánh lậu tận, không ái, thủ vào thọ, trong khi chúng sanh phàm phu lại ái, thủ vào thọ. Chính vì ái và thủ mà chúng sanh đang tạo nghiệp, dù cho đó là thiện nghiệp đi chăng nữa thì cũng vẫn hoài trôi lăn trong tam giới. Thọ là kết quả của ái và thủ, là nguyên nhân đưa đến đời sống. Trong Tứ thánh đế, tập đế là nguyên nhân dẫn đến khổ, đạo đế là phương pháp để nhận diện khổ đế, chấm dứt tập đế và chứng ngộ diệt đế.

IMG 4790

Con đường thoát khổ và lậu tận đã được Thế Tôn chỉ bày rõ ràng, song chúng sanh vẫn thường bị lề thói tham ái, chấp thủ cố hữu chi phối và rồi dẫn đến khổ đau trong đêm trường sinh tử.

Trung Pháp – Trung Nhân

Tin Tức Liên Quan