Thầy nói an cư là một nếp sống đẹp của hàng đệ tử Đức Phật. Trên thế giới hiếm có vị Giáo chủ nào cho giáo đồ của mình tập trung về một chốn để cùng nhau tu học, xây dựng tình huynh đệ, gột rửa thân tâm. Nhưng điều này có diễn ra trong Đạo tỉnh thức đã có từ mấy nghìn năm nay.
An cư không chỉ đơn thuần là không ra ngoài để tránh dẫm
đạp côn trùng trong mùa mưa, hay để tập trung tấn tu tam vô lậu học. Điều đó rất
tốt nhưng chỉ là mặt nổi. Quan trọng nhất của người tu là hàn giả cần quán sát,
soi chiếu nội tâm mình để tịnh hoá thân tâm. Khi bước ra ngoài thì sáu căn tiếp
xúc với sáu trần tạo nhiều tạp duyên. Cho nên trở về hun đúc nội tâm để
các căn bản phiền não không khởi lên.
Trong kinh nói sự si mê giống như áng mây đen che lấp mặt trời trí tuệ, sân giận phát khởi là lửa dữ đốt cả rừng công đức, tham ái như cơn lũ dữ cuốn trôi đưa ta vào sinh tử luân hồi. Thác dữ còn được gọi là bộc lưu, dòng nước chảy mạnh.
Trong Tương Ưng Bộ, Cây Lau, có thuật lại lúc Đức Thế Tôn ở Savathi, Jettavana tại
vườn ông Anathapindika, có một vị Thiên giả bạch Thế Tôn: Làm sao vượt thoát
được bộc lưu?
Đức Phật trả lời: Không đứng lại, không bước tới, ta
vượt khỏi bộc lưu.
Bạch Thế Tôn: Làm sao không đứng lại, không bước tới,
vượt thoát khỏi bộc lưu?
Khi ta đứng lại thời ta chìm xuống, khi ta bước tới thời
ta trôi giạt. Do vậy, không đứng lại, không bước tới ta thoát khỏi bộc lưu. Đây
là điều cần chiêm nghiệm để thực tập. Đức Phật nói có bốn dòng thác:
Dòng thác thứ nhất: Tham dục bộc lưu. Trong năm cái dục (
tài, sắc, danh, thực thùy) dòng thác tham dục dễ mắc phải nhất bởi lẽ tuổi
trẻ năng lượng dục tính rất mạnh, phát triển rất nhanh điều này quá đỗi bình
thường với sự phát triển tâm sinh lý của người trẻ. Nhưng năng lượng tu tập
Thiền định có thể chuyển hóa thành tuệ giác. Nếu không tu tập, ngồi thiền, soi
chiếu nội tâm thì chúng ta cũng chỉ là một người bình thường không kém. Nhờ
thiền quán chuyển đổi từ tham dục thành định tuệ. Người không hiểu biết sẽ cho rằng
người tu dồn nén, bức bách tâm - sinh lý nhưng thực ra sự tu tập thiền quán
thiêu cháy năng lượng xấu chuyển dục thành trí. Nếu không tu tập, ngồi thiền,
sám hối, tụng kinh, thiền hành thì ta sẽ bị dòng thác tham ái cuốn trôi.
Một hành giả có công phu thực tập thì vững chãi như hòn đảo, như đá tảng giữa thác ghềnh tham ái.
Dòng thác thứ hai: Hữu bộc lưu. Chúng ta hay
chấp vào cảnh giới bên ngoài, chùa này nhà này là của tôi, đệ tử này là
của tôi... Chúng ta chỉ biết chú ý tới nơi mình tạo ra, chốn mình ở là thiên
đàng, là cực lạc rồi, suốt ngày lao xao với việc này việc nọ, chỉ lo cái bên
ngoài nên không còn thì giờ, tâm trí nhìn lại chính bản thân mình. Đành rằng
sống là phải yêu thương nhưng quá chấp chặt vào cảnh giới, tài sản, địa vị,
danh lợi đôi khi không ổn.
Trịnh Công Sơn có một câu nói: " Ta là ai mà trần gian thế? Ta là ai mà yêu quá cuộc đời này?" Trần là bụi bặm sống giữa cuộc đời này, câu thứ nhất đã trả lời cho câu thứ hai rồi. Nếu chúng ta bám chắt vào mình thì không giải thoát được, chúng ta sống làm sao mà đến đi tự tại, không thôi chúng ta dễ bị vướng vào dòng thác của cuộc đời.
Dòng thác thứ ba: Kiến bộc lưu. Kiến là thấy, chấp vào thân, cuộc sống là thường hằng, không có nhân quả nghiệp báo tất cả đều tự nhiên, ngẫu nhiên, không thấy sự tương tức nhân quả thấy như vậy là tà kiến cuốn trôi trên dòng thác.
Dòng thác thứ bốn: Vô minh bộc lưu. Không nhận thức không
hiểu được chân lý. Trong kinh nói vô mình này là không hiểu được bốn chân lý
mầu nhiệm, không hiểu được thánh đạo tám ngành, không hiểu được mười hai nhân
duyên, chính vì không hiểu được chân lý nên ta rơi vào cõi khổ. Sống ở đời con
lừa kéo xe chưa là khổ, Lao tâm khổ tứ, bệnh hoạn chưa là khổ... Cái khổ lớn nhất là vô minh không có trí tuệ, không biết
hướng đi. Cho nên trong tất cả các cái khổ thì vô minh bộc lưu cuốn ta đi vào
trong sanh tử luân hồi.
Đây chính là bốn dòng thác cuốn trôi ta vào sinh tử luân
hồi.
Tuổi trẻ đắm vào dục sắc, lớn chút nữa tham đắm vào cái
lợi cái danh.
Câu trả lời của Đức Phât cho vị thiên giả " Đứng lai ta bị chìm, bước tới thì cuốn trôi" Khi đứng lại bị chìm là bị đang dính mắc, chấp thủ; bước tới bị trôi vào dòng tham ái của thế gian. Tham ái và dính mắc là một trong những cái khó giải quyết trong đạo nghiệp tu hành của chúng ta. Tu tập là cơ hội để chuyển hoá thân tâm, tu làm sao thấy cái tôi càng nhỏ thì mình đang gần với Phật đang đi đúng con đường đạo giải thoát nếu không chúng ta sẽ đi vào sanh tử luân hồi.
Người tu là người đi ngược dòng thế tục nên phải lấy công
phu tu tập làm đầu, phải gìn giữ tâm ban đầu như khi mới vào chùa; Đắp chiếc y
trên người là đang nhận sự tôn kính, cúng dường của mọi người, do vậy phải tu
sao cho xứng, đừng vì cái chức “Thầy” mà dính mắc vào đó rồi thiếu tôn trọng
mọi người, làm tổn giảm công đức. Lấy công phu thiền tập mỗi ngày làm món ăn
tinh thần, hun đúc nuôi dưỡng thân tâm để tăng trưởng đạo lực cúng dường lên
Chư Phật. Cúng dường bằng công phu tu tập là món quà quý giá nhất chúng ta đền
đáp bốn ân.
Tin: Quảng Thức, Ảnh: T. Lưu
Một số hình ảnh ghi nhận được:
Tin Tức Liên Quan
- Đoàn chư Ni và Phật tử chùa Phổ Quang, Q.12 cúng dường hội hạ (29/06/2019 10:59)
- Lãnh đạo ICDV, đại biểu quốc tế nói gì về Đại lễ Vesak 2019? (19/06/2019 6:31)
- Chương trình "Ánh Sáng Phật Pháp" – kỳ 66 (11/06/2019 4:09)
- Tăng thân Tu viện Khánh An cúng dường trường hạ ( 2/06/2019 11:37)
- Đoàn Phật Tử Hoằng Pháp Diễu Hành Xe Đạp Về Khánh An! (20/05/2019 5:29)
- Trang nghiêm Đại lễ Phật đản tại Việt Nam Quốc Tự (20/05/2019 4:36)
- Phật giáo quận 12 trang nghiêm tổ chức đại lễ Vesak PL. 2563-2019 (18/05/2019 9:27)
- Pháp thoại "Quán chiếu vô thường" tại chùa Xá Lợi (18/05/2019 8:38)
- Hà Nam: Trọng thể Bế mạc Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc Vesak 2019 (15/05/2019 12:33)
- ICDV hội nghị trước thềm khai mạc Đại lễ Vesak 2019 (13/05/2019 4:52)