Hòa thượng Thích Bửu Chánh – UV thường trực HĐTS GHPGVN, Phó trưởng Ban Hoằng pháp TW GHPGVN, Phó Trưởng ban thường trực, Ban Văn hóa TW GHPGVN đã rất tâm huyết khi chia sẻ “Dẫn chương trình Phật giáo là công việc cần thiết mà Tăng, Ni, Phật tử cần phải làm để góp phần duy trì và phát triển phật pháp”… Người dẫn chương trình có vai trò như một giảng sư truyền bá phật pháp thông qua việc dẫn chương trình; người đó được xem như người giữ linh hồn cho buổi lễ, và là chất keo kết nối các tiết mục của một chương trình…
ĐỂ CÓ ĐƯỢC THÀNH CÔNG
Vào đề, Hòa thượng Thích Bửu Chánh nhấn mạnh vai trò của người dẫn chương trình chính là điều phối viên, hoạt náo viên, phát thanh viên, xướng ngôn viên… dẫn chương trình gọi tắt là MC (Master of ceremonies – người thông thạo các nghi thức, nghi lễ). Tiêu chuẩn cần có của MC là giọng nói, ngôn ngữ cơ thể, phỏng vấn và xử lý tình huống, biên tập nội dung, kịch bản; Hoạt náo và cuốn hút khán giả; MC phải biết làm rõ ý nghĩa từng tiết mục; Định hướng cảm xúc, thẩm mỹ của khán giả; Giới thiệu thông tin chương trình. Có được những tiêu chí đó, MC sẽ có chương trình thành công với các điều kiện: chính xác, linh hoạt, truyền cảm, nhiệt tình, ngôn ngữ phù hợp, nghệ thuật diễn cảm, phong cách sân khấu và trang phục phù hợp.
PHẬT GIÁO NAM TÔNG VÀ CÁC LỄ HỘI
Hiện ở Việt Nam, Phật giáo có 3 hệ phái chính; Hệ Phái Nam Tông, Hệ Phái Bắc Tông và Hệ Phái Khất sĩ. Các nghi lễ của Phật giáo Nam tông phần lớn được cử hành có nội dung giống nhau, chỉ khác về ngôn ngữ. Về cơ bản, các lễ hội PG Nam Tông gồm có: Lễ hội Rằm tháng giềng – Thọ Đầu Đà; Lễ Tam hợp Vesak- đản sanh, thành đạo, niết bàn – Thọ đầu Đà; Lễ Dâng y tắm mưa từ 15/5 âm lịch đến 15/6 âm lịch; Lễ nhập hạ (Vassavasa) 16/6 âm lịch; Lễ Dâng y Kathina (lễ hội lớn nhất trong năm) từ 16/9aam lịch đến 15/10 âm lịch; Lễ xuất gia – Thọ Sadi, Tỳ kheo; Lễ Kiệt giới Sixma (lễ quan trọng). Các nghi lễ khách; khánh thành chùa, bổ nhiệm trụ trì, cầu an, chúc thọ v.v.. thực hiện gần giống truyền thống Bắc Tông.
Các nghi lễ PG. Nam Tông phần lớn được tổ chức trong chánh điện hoặc Dhamma Sala, chư tăng ni, phật tử ngồi dưới nền gạch, không ngồi ghế.
Hòa thượng Thích Bửu Chánh nhấn mạnh vai trò của người dẫn chương trình chính là là môn học mà Tăng, Ni, phật tử cần phải học, nghiên cứu, rèn luyện để góp phần truyền bá phật pháp đến với quần chúng; Việc mở các khóa đào tạo người dẫn chương trình Phật giáo là việc cần thiết tạo nguồn nhân lực, duy trì và phát triển Đạo Phật đến gần hơn nữa với quần chúng.
Theo Phatsuonline.com
Tin Tức Liên Quan
- TP. HCM: TT. Thích Đức Lợi chia sẻ “Những điều cần thiết của người dẫn chương trình Phật giáo” (25/12/2019 5:56)
- TP.HCM: “Văn hoá nghi lễ Phật giáo” cần có nghệ thuật, khoa học và hợp thời (25/12/2019 1:18)
- MC Thảo Vân chia sẻ tại khóa bồi dưỡng nghiệp vụ MC người dẫn chương trình Phật giáo với đề tài: “Những Kỹ năng cơ bản của người dẫn chương trình” (25/12/2019 1:15)
- TP. HCM: TT. Thích Thọ Lạc chia sẻ tại “Khóa bồi dưỡng nghiệp vụ Dẫn chương trình Phật giáo” (25/12/2019 1:09)
- TP.HCM: Trọng thể khai mạc khóa Bồi dưỡng nghiệp vụ dẫn chương trình Phật giáo toàn quốc (24/12/2019 8:29)
- Luật sư Trương Thị Hòa chia sẻ chủ đề “Làm thế nào để thành công khi diễn thuyết” (24/12/2019 7:23)
- TP.HCM: Khai mạc khóa “Bồi dưỡng nghiệp vụ dẫn chương trình Phật giáo” và tọa đàm “Nghệ thuật diễn thuyết trong Phật giáo” (24/12/2019 7:10)
- TP.HCM: Phiên họp trù bị Khóa bồi dưỡng nghiệp vụ MC và Tọa đàm nghệ thuật diễn thuyết trong Phật giáo (23/12/2019 9:26)
- Họp đúc kết công tác bồi dưỡng nghiệp vụ xướng ngôn Phật giáo (17/12/2019 8:32)
- Pháp thoại “Ngôi chùa đích thực” tại chùa Hoa Lâm (Đồng Tháp) (17/12/2019 9:16)