Lễ Hằng thuận: Đẹp đôi Minh Dũng - Thiên Hương.

9/10/2017 7:36
Hằng thuận là một nghi thức hôn lễ đặc trưng trong Phật giáo, là cây cầu nối nhịp giữa đạo và đời của đời sống hôn nhân – gia đình. Đến với hằng thuận, nghĩa là giữa vợ và chồng, ngoài tình yêu thế tục, họ còn có một sự tình nguyện cam kết gắn bó với nhau trong niềm tin tâm linh nữa. Sáng ngày 8/10/2017 (nhằm ngày 19/8 năm Đinh Dậu), Tu viện Khánh An dưới sự chứng minh của Thầy Viện chủ, đã trang nghiêm tổ chức nghi thức Hằng thuận cho đôi vợ chồng trẻ - chú rể Trần Minh Dũng và cô dâu Trần Hoàng Thiên Hương, cùng với sự chứng kiến của hai bên nghiêm đường và bạn bè, thân thích. Đôi bạn trẻ là Phật tử tham gia sinh hoạt trong nhóm CLB Hoa Tình Thương, thường gắn bó với Tu viện trong các khoá tu và các phật sự tại bổn viện.

Sau lời tác bạch của chưa rễ Minh Dũng, Thầy Viện chủ đã giảng về ý nghĩa của “Hằng thuận”. Thầy ân cần nói: “hằng là bền lâu, thuận là không chống trái nhau, hằng thuận có nghĩa là vợ và chồng phải sống thương yêu nhau cho đến hết cuộc đời”. Thầy còn lưu tâm rằng, lễ hằng thuận không giống với một lễ cưới thế tục thông thường, trong nghi thức này, điều thiêng liêng nhất là vợ và chồng được hiểu những lời dạy của Đức Phật và được Tam Bảo chứng minh cho một sự gắn kết giữa hai tâm hồn.

DSC 4150

DSC 4157

Thầy còn gửi gắm 5 nguyên tắc sống trong hôn nhân cho đôi vợ chồng trẻ hiểu và thực hành. Đó là:
+ Ái: Ái là thương yêu chân thật, là nhân tố giúp vợ chồng sống có sự hòa hợp, đồng cam cộng khổ, chia bùi sẻ ngọt với nhau trong đường đời.
+ Tín: đây là điều tối quan trọng trong cuộc sống hôn nhân; Vợ và chồng phải chung sống với nhau dựa trên nền tảng của niềm tin vững chắc, xóa bỏ mọi nghi ngờ thì mới có hạnh phúc.
+ Kính trọng: người thế gian đến với nhau đa phần đều vì tình thương, mến nhưng không biết rằng sự kính trọng mới là cái giúp tình yêu lâu bền. Dù đã là vợ chồng của nhau, dù tình yêu thương đã không còn giới hạn thì giữa hai bên cũng cần phải dành cho nhau sự kính trọng cần thiết để có thể hiểu được tầm quan trọng giữa nhau.
+ Nhẫn: không những chỉ dành cho đời sống vợ chồng, mà trong cuộc sống, chữ nhẫn luôn được đề cao trong mọi lĩnh vực, nhẫn giúp dung hòa mọi tranh chấp và mâu thuẫn. Thầy khuyên: “trong khi chung sống, nếu có mâu thuẫn thì các con nên dùng chữ nhẫn để nhường nhịn lẫn nhau, bổ khuyết cho nhau”, có nhường nhịn thì mới có cơ hội hiểu nhau.
+ Xả: đây là tinh thần tiêu biểu Đức Phật khuyên dạy. Xả giúp quân bình trạng thái của tâm, không bám chấp hoặc cố chấp cố hữu một điều gì để có được một đời sống thanh thản và thảnh thơi. Thầy khuyên đôi vợ chồng trẻ hãy thực tập theo tinh thần này để có được nhiều lợi ích.

DSC 4170
Sau đôi lời nhắn nhủ, Thầy chủ trì nghi thức “trao nhẫn” cho đôi vợ chồng trẻ.

DSC 4176

DSC 4177

Buổi lễ hằng thuận kết thúc bằng lời chúc phúc cùng với một món quà đến từ Thầy viện chủ.
Đẹp đôi Minh Dũng - Thiên Hương
Nương về ánh đạo soi đường trăm năm

DSC 4201
Trung Lưu – Trung Nhân

Hình ảnh ghi nhận được:

DSC 4113

DSC 4119

DSC 4121

DSC 4123

DSC 4132

DSC 4142

DSC 4140

DSC 4147

DSC 4165

DSC 4153

DSC 4178

DSC 4181

DSC 4183

DSC 4188

DSC 4190

DSC 4192

DSC 4206

DSC 4208

DSC 4211

DSC 4221

 

Tin Tức Liên Quan