Theo Thầy Thăm Lại Vườn Xưa

12/11/2022 7:24
Con trở lại Châu Âu sau 5 năm về lại quê nhà lo việc mưu sinh. Cùng với Lệ Mai, hai chị em tháp tùng thầy sang Séc nhân chuyến hoàng pháp của thầy. Cộng hoà Séc, quê hương thứ 2 mà con đã mười mấy năm gắn bó với biết bao kỷ niệm. Nơi mà 17 năm trước Thầy đã mang ánh đạo đến với cộng đồng, để rồi từ đó ánh sáng Phật pháp tiếp tục lan tỏa đến nhiều quốc gia ở trời Âu.

Có thể là hình ảnh về 3 người và mọi người đang đứng

Người viết (bên phải) và hai em An Huệ, Lệ Mai kỷ niệm trước nhà em An Huệ


Từ Pháp sang, chúng con được đón về nhà em An Huệ. Vỡ oà trong con tình thương của những người con Phật. Đêm hôm đó mọi người xúm xít rất đông chuẩn bị cho tiệc trà mừng thầy trò đệ huynh hội ngộ. Những ánh mắt thân thương, những nụ cười hiền tươi tắn trên từng gương mặt dành cho nhau. Những cái ôm thật chặt mắt lệ đẫm nhòa sau bao năm xa cách vì dịch bệnh. Đêm đoàn tụ chỉ khoảng 20 người nhưng không chỉ là những bạn đạo khu vực Praha mà có cả các anh chị từ hàng trăm km như Brno, Plzen, Ceske Budejoice… cái khoảnh khắc được ngồi với nhau, được nhìn thấy nhau trong tình thương đoàn tụ mà lòng bồi hồi với bao cảm xúc trào dâng. Cái giây phút giá trị và hiếm hoi ấy, không gian như ngưng tụ, bao lâu chúng con mới có được thời khắc này. 


Có thể là hình ảnh về 13 người, mọi người đang ngồi, mọi người đang đứng và trong nhà

Những gương mặt thân thương đêm thiền trà


Sau bài kệ trà thầy Quảng Thức xướng lên, mọi người hớp từng ngụm trà và bắt đầu cho buổi giao lưu trò chuyện. Có người nhắc lại những tháng ngày mới bước chân vào đạo với bao ngỡ ngàng và lúng túng, có người nhắc lại những ngày phong trào Phật giáo bùng lên, thật vui nhộn, đẹp đẽ; giờ đây ngẫm lại với bao được mất, buồn vui. Nuối tiếc! Cũng chính từ những hồi ức được nhắc đến khiến không gian trở nên chùn xuống, dường như mỗi người đều có một chút gì đó trầm ngâm nhớ về quá khứ. Con ngước nhìn lên trên, dáng thầy ngồi thản nhiên với đôi bàn tay nâng tách trà, hớp từng ngụm. Một chút gì đó chạnh lòng. Có lẽ bản thân con cũng như tất cả mọi người đều phải thừa nhận suốt 17 năm qua (và sẽ mãi mãi), thầy đã không mệt mỏi mang những hạt giống lành gieo vào vườn tâm, nơi còn phủ đầy tuyết trắng. Những cung đường khúc khuỷu sương mù giăng lối, bao gian nan thử thách thầy vẫn vượt qua để hôm nay có được một cộng đồng Phật tử thắt chặt tình yêu thương. Không gian đêm thiền trà càng trở nên ấm áp và nhiều năng lượng bình an. Bên Thầy, bên bạn con hình dung đây là một số - trong biết bao - hạt chắc trong cộng đồng tiếp tục theo thầy vượt qua giông bão vươn mình trong tuyết.


Có thể là hình ảnh về 12 người, mọi người đang ngồi, mọi người đang đứng và trong nhà

Gia đình Giác Minh kỷ niệm cùng thầy sau giờ họp bàn sửa chữa, nâng tầng chùa Giác Minh


Không biết mọi người nghĩ gì khi hướng mắt về vị trí ngồi của thầy. Riêng con, dẫu thầy vẫn có mặt đó, dẫu bao người bạn đạo của chúng con quây quần trong không gian ấm áp đó, con vẫn cảm nhận có một khoảng trống lớn, đó là sự thiếu vắng bà Hoa Tâm. Những ngày tháng thầy sang, người sát cánh bên thầy không ai khác hơn là bà. Câu chào hỏi như trở thành công thức của chúng con khi về chùa là “Chào Thầy - chào Bà”. Nhưng giờ thì bà có còn nữa đâu cho chúng con chào. Nhớ bà, hoài niệm về bà, con cũng nghĩ rằng bà đang có mặt cho thầy, cho chúng con bên tách trà đoàn tụ.

Tiệc trà kết thúc, mọi người chia tay ra về. Thầy bảo: “Các con nghỉ sớm đi, ngày mai An Huệ sắp xếp đưa Thầy sang thắp hương tưởng niệm cụ Hoa Tâm”. Nghe thầy nói mà con giật cả người. Suốt cả buổi thiền trà trong đầu con cứ lảng vảng hình bóng bà.  Lòng biết ơn tràn đầy và nỗi nhớ mong da diết. Bao kỷ niệm gắn bó với bà trên đất Séc hiện về trong con. Lẽ nào thầy cũng vậy!!!


Bà, người mẹ của cộng đồng, người Phật tử chân chính đưa con vào đạo. Bà, người phụ nữ đầy uy lực, người tiên phong trong việc thành lập các trung tâm thương mại của người Việt tại Séc để tạo điều kiện cho bà con ta có môi trường kinh doanh ổn định. Khi tuổi đã đến 70, thì bà buông tất cả hướng tâm về đạo và giúp mọi người nương náu cửa thiền. Thật hiếm người như vậy. Con biết bà từ thuở tóc còn hoa râm cho đến ngày về Phật thì mái đầu bà đã như mây trắng. 
Có thể là hình ảnh về 3 người, mọi người đang ngồi và trong nhà                                                                                                                             Người viết (bên phải) trong một dịp cùng thầy đi thăm Bà ở Hà Nội

                                    

Chùa Vĩnh Nghiêm nguyên thy là mt cái am nm cui ch do bà to dng để bà con kinh doanh buôn bán đến dâng hương vào nhng dp rm, mùng mt. Năm 2006 thy sang, bà và mt nhóm Pht t thuê căn nhà khu Opatov, thy đặt tên Nim Pht đường Vĩnh Nghiêm để tu nim và hành đạo. Năm 2007, sau khi trao đổi vi ban giám đốc ch Sapa, bà bàn vi thy sa cái am thành chùa để thy v đây sinh hot, tu tp không phi thuê, tr na. Đến năm 2008, thì chùa khánh thành, hai ch Vĩnh Nghiêm bt đầu t đó. Thi gian dn trôi, nơi đây tr thành ngôi nhà tâm linh cho mi người hướng v. Theo tháng năm tình đạo tình đời được m lên, m t lòng bao dung rng lượng ca bà, sáng t ánh sáng đạo pháp nơi thy.


Có thể là hình ảnh về 4 người, mọi người đang đứng và ngoài trời


Thầy, Bà và bà Vân thỉnh Phật từ nhà thuê ở Opatov (làm NPĐ Vĩnh Nghiêm) sang chùa Vĩnh Nghiêm hiện nay-2008



Từ lúc có chùa là mờ sớm, bà đã có mặt dù nắng hạ hay tuyết đông. Ở châu Âu, ai cũng biết mùa đông tới 9 tháng, chỉ có 3 tháng hè. Buổi sáng 6 giờ mà trời vẫn còn sẫm tối. Những ngày mưa giông bão tuyết, đường ngập ngụa trơn trượt con phải đi xe buýt ra, vậy mà tới nơi là đã thấy bà tới từ khi nào. Mười lần như một, hễ chúng con đến chùa là đã thấy bà. Sau khi dâng hương lễ Phật, pha cốc nước uống xong là bà ngồi vào chiếc ghế quen thuộc nhìn qua ô cửa sổ chờ chúng con ra để bà cháu lạy Ngũ Bách Danh, rồi trưa cúng ngọ Phật. Ngày nào cũng một trăm lạy không hơn không kém. Theo bà nhiều lúc tụi con cũng… đuối.



Có thể là hình ảnh về 1 người và trong nhà

Bà giản đơn trong một giờ điểm tâm ở chùa



Những ngày đầu, Phật tử chưa nhiều, phần đông là các cụ già như bà Vân, bà Diệu Hồng, bà Diệu Tâm, bà Thoa… Lúc bấy giờ, con và bạn Tú, 2 chị em hay cùng nhau đi chùa. Hễ bước chân vào là bà đưa mỗi đứa cái áo tràng “mặc áo vào đi con”. Hai giờ chiều tới cũng công thức ấy “mặc áo vào đi con”. Hai chị em cười ngượng mặc vào rồi theo bà lên tụng kinh. Mà thú thật lúc đó áo lễ được xem là “tủ áo tập thể”, có những lúc mặc phải chiếc áo nặng mùi đến… khó chịu nhưng cũng phải chịu trận để… tu. 

Dần dần, Phật tử về ngày càng đông, các thời khoá hành trì trở nên cố định. Có lúc hơn 30 Phật tử về lễ sám hồng danh, niệm Phật mỗi ngày. Những lúc như vậy bà vui ra hẳn, mặt rạng rỡ cả ngày. Khuyến tấn mọi người tụng kinh niệm Phật chưa đủ bà còn khuyến tấn mọi người thực tập ăn chay. Sau mỗi thời khóa bao giờ cũng mâm cỗ dọn đầy. Gạo, mì, tương, cà… lúc nào cũng chất đầy tủ. Vơi bà lại cho Diệu Nhung (Thắm) cháu bà chở tới để nấu mời Phật tử về tu tập.



Có thể là hình ảnh về 4 người, mọi người đang đứng và trong nhà

Chụp kỷ niệm sau một giờ tu tại Vĩnh Nghiêm



Trong cộng đồng, trước đây khi có người mất gần như là không có nghi thức tâm linh. Cho đến khi có chùa, có thầy người ta bắt đầu đặt niềm tin vào Tam Bảo. Lúc hữu sự, họ tới thỉnh tăng làm lễ, nhưng đâu phải lúc nào cũng có chư tăng. Những lúc như vậy, bà gọi các bà, các chị em con đến nhà tang lễ cầu nguyện. Khi có gia chủ tới chùa làm lễ giỗ, bà sắm sửa chi li đến từng bình hoa đĩa quả, mâm cơm rồi điện thoại cho Phật tử đến tụng kinh nguyện cầu cho có nhiều năng lượng. Mỗi tháng đều phải vài lần cúng lễ như thế. Chị Nguyệt thì chuyên cung cấp rau, Diệu Vân thì chuyên sắp xếp hoa quả, An Bình thì lái xe và phụ bếp. Những ngày ấy đôi khi tấc bậc việc chùa có khi đến quên việc nhà vậy mà vui thích làm sao.  

Mỗi sáng con được giao mua bánh mì và bơ sữa cho mọi người ăn sáng. Nhận “trọng trách” như thế nên con không dám vắng mặt. Thấy được lòng mộ đạo và thương người của cụ bà gần 80 tóc bạc trắng mà ngày nào cũng ở chùa như thế, càng kính thương bà bao nhiêu chúng con càng tinh tấn tu tập bấy nhiêu, không dám vắng ngày nào.

Khi các thời khoá xong, bà xếp mấy chiếc ghế lại rồi ngả lưng. Đơn giản vậy đó. Chùa có phòng để quý Thầy lưu trú. Có lúc không có thầy nào nhưng bà nhất định không vào nghỉ. Chúng con mời bà vào phòng, bà chỉ nói một câu “Phòng tăng”.

Có thể nói thành công trên đát Séc không ai hơn bà nhưng một khi gác qua thế sự chuyên tâm tu tập thì cũng không ai qua bà. (Còn nữa)

Diệu Vân

Tin Tức Liên Quan