An Thanh, một nghiên cứu sinh tại Úc về ngành truyền thông, dù chỉ có 10 ngày về quê dịp tết, cháu cũng dành 3 ngày để theo mẹ dự tu. Là người chia sẻ gần như cuối cùng nhưng lời bộc bạch của cháu đã khiến bao người rơi lệ. Cháu tâm sự những ngày tháng sống ở gia đình chẳng làm gì ngoài việc ăn, ngủ và đi học, tất cả mọi thứ gần như đã có bố mẹ lo. Cho đến một ngày, con đường công danh đã đẩy cháu đến đất khách quê người, xa vòng tay yêu thương của mẹ cha, ông bà, bạn bè, tự thân phải tự thích nghi với môi trường mới, cơm không biết nấu, áo quần phải tự giặt, tất cả mọi thứ đều phải tự lực cánh sinh. Một mặt nhớ gia đình, mặt khác không đối diện nổi với gian nan, đã có lúc cháu muốn bỏ cuộc nhưng nhớ lại lời dạy của thầy trước ngày xuất dương: “Hãy tự trả lời cho mình câu hỏi đi nước ngoài để làm gì, đã đạt được tới đâu rồi, bố mẹ nơi quê nhà kỳ vọng ở mình điều gì?”. Câu khuyến tấn của Thầy đã làm động lực giúp cháu vượt qua thử thách. Câu nói của một đứa bé như làm bừng tỉnh cả người lớn: “Nỗi khổ lớn nhất của con là không truyền thông được với chính con. Những lúc như vậy con lên mạng nghe pháp và bắt đầu tháo gỡ được khó khăn, kết nối được với chính mình. Qua hai ngày tu ở đây nhờ thiền tập con đã dần thấy được chính mình, biết nói chuyện với chính mình, biết chăm sóc thân tâm”. Như để tiếp sức thêm động lực cho cháu, Thầy Viện chủ Khánh An dạy, con bướm khi còn là nhộng nó phải thoát được cái kén của chính nó, đại bàng đủ lông đủ cánh sẽ “được” mẹ nó hất khỏi tổ và chới với rơi xuống vực sâu, trong sự chới với ấy nó hốt hoảng vỗ cánh, kể từ đó nó mới làm chủ bầu trời. Không có quyết tâm khổ luyện thì không thể tồn tại được. Điều kiện khắc nghiệt là phép thử để chúng ta vượt qua nắm lấy sự vững vàng.
Phật tử An Nghiêm cũng mở lòng để “giới thiệu” những nỗi khổ đi qua cuộc đời chị. Những giọt nước mắt của chị được thầy diễn tả đó là khổ đau hiển nhiên của kiếp người mà Nguyễn Du gọi là “Giật mình mình lại thương mình xót xa” hay “Bên ngoài cười nụ bên trong khóc thầm”; và đó cũng là lý do tại sao chúng ta học Phật để giải phóng khổ đau. Có rất nhiều sự bộc bạch, chia sẻ, cởi mở… cả hội chúng đồng mở lòng cảm thông, gửi niệm an lành như để xoa dịu những vết thương tâm.
Phật tử Nguyên Giới đại diện Ban chăm sóc khoá tu đã bày tỏ niềm vui sướng vì khoá tu đã đáp ứng được sự thỉnh cầu, lòng khát ngưỡng, tháo gỡ được nhiều khó khăn, khổ phiền của chư hành giả. Hầu hết chư hành giả đều là những người “tham công tiếc việc” nhưng ba ngày tu tập đã trở nên vô giá mà vật chất, không mua được.
Dẫu khóa tu chưa kết thúc, chư Phật tử
cũng dần nhận ra cái gì mình tìm kiếm cái đó là khổ đau. Đôi khi mỗi ngày phải
sống giao đãi với nhau bằng bằng sự giả tạo, bằng nụ cười công nghiệp thiếu
chân thành.
Ba ngày tu tập đã giúp chư hành giả dần
tìm về cái chân tánh nơi mỗi con người. Có những điều ta chưa thoát ra được
nó nhưng ít ra là rõ biết nó không thật để không dính mắc, ngay nơi đó ta
vượt thoát khổ đau.
Tuệ Khai
Tin Tức Liên Quan
- Viên Mãn Hạnh Hiền Như (15/02/2023 9:45)
- Sao Trời Đã Ẩn Trong Mây (15/02/2023 7:39)
- Hương Quê Tình Thầy! (15/02/2023 4:57)
- Dòng Người Nườm Nượp Đổ Về Tu Viện Khánh An Trong Ngày Đầu Năm Mới (15/02/2023 4:52)
- Lặng thầm đêm xuân thiền (15/02/2023 4:44)
- Bánh Tét Yêu Thương (15/02/2023 4:22)
- Thầy đã nhập thất! (14/02/2023 10:17)
- Về Đây ( 7/01/2023 3:11)
- Chuyện đi học ( 7/01/2023 3:04)
- Về nơi an vui! Sống đời Tỉnh thức. ( 6/01/2023 3:41)