Trong thời pháp thầy nhấn mạnh việc công
phu tu tập và hành trì theo đúng chánh pháp. Người có chí nguyện tu hành, hết
lòng vì đạo thì an cư kiết hạ là khoảng thời gian quý báu để rửa tâm, nuôi
dưỡng giới đức, quay về sống với chính mình, làm tươi mát tinh thần, cắt đứt
mọi chướng duyên ngoại tạp của thế gian. Trong một đoàn thể thanh tịnh, như chư
tổ Qui Sơn dạy thì đây là cơ hội “Tháo tâm dục đức, hối tích thao danh, uẩn tố
tinh thần, huyên tiêu chỉ tuyệt”. Với người tu hành mà thiếu đi chí nguyện thì
ba tháng an cư trở nên trói buộc, gò bó, bức bách, phiền não. Đó là
tập khí nhiều đời nhiều kiếp bị huân tập tạo thành thói quen, sai xử hành vi và
xây dựng nên nhân cách mà từ đó định hình nên nghiệp quả nơi mỗi chúng ta.
Người có chí nguyện thì mọi thứ đều có thể vượt qua, còn tu hành mà không có
chí nguyện dày sâu thì tất cả mọi lý do chỉ là cái cớ.
Người tu từ bỏ tất cả để vào chùa, nhưng cạo cái đầu, khoát chiếc y, điều đó chưa có nghĩa là mình đã xuất gia. Đừng nghĩ rằng việc lãnh thọ giới pháp, giữ vai trò, đạt bằng cấp, từ thiện cứu đời,... là ta đã bước được vài bước trên con đường đạo. Những thứ ấy tuy cần thiết cho việc thiện nguyện nhưng không phải cốt yếu. Quan trọng chính là quay vào bên trong tinh tấn, cần mẫn, mỗi khoảnh khắc, mỗi sát na phải thiền tọa, công phu tu tập. Cần mở rộng tinh thần hòa hợp, lấy cái đức để ứng xử với nhau. Nhất là một vị sa môn, cần đánh thức tâm mình để đạt được chân tâm thường trú. Phải chiêm nghiệm và thực hành pháp vô vi. Đó mới thật là cốt lõi của người tu.
Chúng ta thường nhân danh làm Phật sự nhưng có thật là đã làm Phật sự hay chưa? Người tu không phải làm nhiều mới giỏi mà có thể ngồi yên được bao lâu. Cho dù ta nhân danh làm việc thiện, nhưng dù là thiện duyên hay bất thiện duyên thì vẫn là cái duyên ngoại cảnh. Chính vì dính mắc vào những cái bên ngoài mà chưa một lần nhìn lại tâm ta. Vậy nên, người tu cần phải cảnh tỉnh để không bị vướng vào cái bẩy của bản ngã. Đó chính là cái bẩy Phật sự, cái bẩy từ thiện... mà chúng ta đã nhân danh và vô tình vướng mắc để rồi không chạm được tuệ giác của đức Thế Tôn. Đừng cho rằng khi làm thiện nghiệp có nghĩa là tu. Mỗi ngày phải nuôi dưỡng được bồ đề tâm của mình, rửa tâm cho sạch và nuôi đức cho lớn. Cái làm của người tu là cái làm vô tác, chí nguyện của người tu là vô nguyện, Phật sự của người tu là vô sự. Món quà mà ta mang đến cho đời là giáo Pháp trong trái tim mình. Chỉ cần nhìn thấy hình ảnh người tu với chí nguyện sáng ngời, bồ đề tâm kiên cố cũng đã giúp người khác phần nào chạm vào giáo pháp.
Cuối thời pháp
thầy ân cần khuyến tấn hội chúng hãy quay về an trú nơi chính mình để tự trao
cho mình cơ hội tiếp xúc với Phật, Pháp, Tăng nhiều hơn. Ý thức về vô thường để
thấy rằng giây phút này là quý báu biết bao. Ý thức về khổ và vô ngã để ta có
thể hạnh phúc trong cái khổ, hạnh phúc trong vô ngã vị tha.
Trung Tuệ
Tin Tức Liên Quan
- Tăng thân Tu viện Khánh An đã dâng lễ cúng dường hội hạ (22/06/2020 6:03)
- Phật Giáo Quận 12 Tác Pháp Đối Thú An Cư. ( 8/06/2020 2:56)
- Chiêm bái “Tứ động tâm Việt Nam” và tổ chức phóng sinh (28/05/2020 8:21)
- TP.HCM: Trang nghiêm kính mừng đại lễ Phật Đản PL.2564 – DL.2020 ( 7/05/2020 10:25)
- Pháp thoại “Chất liệu xây dựng xã hội bền vững theo lời Phật dạy” ( 3/05/2020 6:36)
- Chương trình thuyết giảng Phật đản online ngày 11-4 ÂL ( 2/05/2020 4:50)
- Chương trình thuyết giảng trực tuyến Đại lễ Phật đản PL.2564 (29/04/2020 6:59)
- Thầy Trí Chơn trả lời phỏng vấn của phóng viên truyền hình An Viên: “Cái nhìn trong mùa dịch”. ( 9/04/2020 9:02)
- Thượng tọa Thích Trí Chơn thừa chỉ thị Đại lão Hoà thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN dâng hương, hoa tưởng niệm Cố Phật tử Hoa Tâm - Vũ Thị Thư (13/03/2020 6:13)
- Thầy Thích Trí Chơn chia sẻ về lý tưởng đích thực của một người tu sĩ (12/02/2020 11:37)